Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Cô hiệu phó kiêm tổ trưởng dân phố

Tạp Chí Giáo Dục

“C trưng t Hiu trưng đến Bí thư, ai cũng n cô Phú lm!”, là nhng li chia s đu tiên mà cô Nguyn Th Ngc Tho (Phó Hiu trưng, Bí thư Chi b Trưng Mm non Nam Sài Gòn, Q.7, TP.HCM) dành đ nói v đng nghip ca mình là cô Nguyn Th L Phú (Phó Hiu trưng nhà trưng) – ngưi va vinh d đưc nhn Bng khen ca Ban Thưng v Thành y v vic hc tp và làm theo tư tưng, đo đc, phong cách H Chí Minh.

“Cô Phú có hoàn cảnh rất éo le. Chồng mất sớm, một mẹ một con đằng đẵng nuôi nhau suốt hơn 20 năm qua. Vậy nhưng, chưa bao giờ, chưa khi nào cô Phú để chuyện gia đình, con cái ảnh hưởng đến công việc. Ngược lại, ở mọi nhiệm vụ được giao, cô đều luôn hoàn thành xuất sắc, từ việc trường cho đến việc ở khu phố, thậm chí cô Phú còn là Tổ trường Tổ dân phố nữa đấy. Cô luôn là tấm gương sáng về nghị lực, về tinh thần học tập suốt đời, tự học tự nghiên cứu, là người truyền lửa cho toàn thể giáo viên trong trường”, cô Thảo bày tỏ.

Hc Bác ch “yêu” đ yêu tr, yêu ngh, yêu đi…

Ngay từ khi còn rất nhỏ, cô Nguyễn Thị Lệ Phú may mắn được đọc những mẩu chuyện về Bác. Điều “ám ảnh” cô nhất cho đến tận bây giờ là câu chuyện cô đọc năm 15 tuổi, về hình ảnh cánh đồng miền Nam ngập trong biển nước, mưa trắng trời trong ngày Bác mất – như lòng người miền Nam khóc thương hướng về Bác. Suốt bao nhiêu năm qua, cô Phú bảo năm nào cô cũng trông đến ngày Bác mất, nhìn mưa và suy ngẫm về trách nhiệm của mình.

Lớn hơn chút, cô thuộc lòng những bài thơ Nhật ký trong tù của Bác, cứ tự hỏi, sao Bác làm được những điều vĩ đại đến như thế. Rồi cô chọn nghề giáo viên mầm non, sống với nghề, cô hiểu hơn được rằng vì sao Bác làm được. “Chỉ có thể là yêu thôi em ạ! Vì yêu Tổ quốc, vì yêu đồng bào… Bác mới xót thương, Bác mới bôn ba, hy sinh tìm độc lập tự do cho dân tộc. Mình học ở Bác đầu tiên là chữ “yêu” đó”, cô Phú nói.

Trước tiên, đó là yêu trẻ. Theo cô Phú, một người mẹ yêu con thì sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất cho con. Chỉ cần yêu trẻ thôi, người giáo viên mầm non sẽ làm tất cả những điều gì tốt đẹp nhất cho trẻ. Với cô Phú, nghề giáo viên mầm non không phải là để giáo dục trẻ, chăm sóc trẻ mà trên hết là để yêu trẻ.

Chữ “yêu” của Bác, theo cô Phú còn là yêu đời, yêu người, yêu chính môi trường mình đang làm việc, thành phố mình đang sống, đất nước, Tổ quốc của mình. “Làm sao để yêu ư? Đơn giản lắm, đừng nhìn vào những điều tiêu cực mà hãy nhìn vào những mặt tích cực. Nếu tắc đường, kẹt xe, thay vì than phiền hãy nghĩ rằng đó là thời gian để mình dừng chân, nghỉ ngơi, ngắm phố phường. Thay vì than phiền thành phố mình ngập nước, hãy nhìn về thành phố đang phát triển. Thay vì than phiền, bực bội người đi xe phóng nhanh làm nước tung lên người, bẩn bộ đồ mới, hãy nghĩ rằng chắc họ đang vội việc gì đó…”.

Với trẻ, cô Phú cho rằng, cứ yêu cái ngô nghê, nghịch ngợm đến bướng bỉnh của trẻ, hãy nghĩ rằng đó là cái hồn nhiên của trẻ. “Khi đã yêu cái hồn nhiên đó rồi, làm sao có thể bạo hành trẻ được mà chỉ là sự ân cần, theo sát”.

Làm đúng vic, đúng vai trò đã là làm theo Bác

“Say mê những câu chuyện về Bác nên mình thường dành nhiều thời gian đọc, tìm hiểu những cuốn sách viết về Bác. Mình nhận thấy rằng, học tập và làm theo Bác không phải là việc gì to lớn. Đơn giản, mỗi cá nhân làm đúng việc của mình, đúng vai trò của mình như lời Bác dạy là đã xứng đáng, là xã hội cần”, cô Phú chiêm nghiệm.

24 năm công tác trong nghề giáo, với 2 vai trò là giáo viên mầm non tại Trường Mầm non 19-5 Thành phố và quản lý tại Trường Mầm non Nam Sài Gòn. Ở từng vai trò, cô Phú luôn hoàn thành, đúng việc, đúng trách nhiệm. “Ban đầu theo nghề giáo viên mầm non chỉ bởi thích được chơi với trẻ. Nhưng theo thời gian, những tiếng cười giòn tan của trẻ tựa như “liều thuốc tinh thần” giúp mình vượt qua những biến cố trong cuộc sống, thấy mình có trách nhiệm hơn với nghề. Mỗi ngày, mình đến với trẻ chỉ bằng tình yêu thương, như yêu chính con mình vậy”.

Bằng tình yêu thương, cô đã vinh dự được nhà trường và phụ huynh giao chăm sóc một bé 3 tuổi bị dị tật bẩm sinh ở tim. Cũng từ tình yêu thương, cả lớp 36 bé cô phụ trách đều biết rõ cô thích gội đầu bằng loại nào, ăn sáng bằng đồ ăn gì, thích mặc màu gì, uống ly nước như thế nào… Đến tận bây giờ, phụ huynh, học sinh những ngày đó vẫn còn liên lạc với cô.

“Khi còn làm giáo viên mầm non, mình hay đọc những bài thơ về Bác cho trẻ. Ngày đó, các con ở Trường Mầm non 19-5 Thành phố thích mình đọc bài Đêm nay Bác không ngủ lắm. Cả câu chuyện kể về một cậu học sinh bị giặc bắt trải hình Bác ngồi lên nếu không sẽ bắn nhưng cậu bé đó chọn cái chết và ôm hình Bác vào lòng. Mỗi lần kể, mình không biết các bé có hiểu không nhưng thấy mắt các bé long lanh, có bé còn khóc, mình thật sự xúc động”, cô Phú nhớ lại.

Ở vai trò quản lý, cô luôn ý thức việc tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao trình độ. Trong 3 năm liên tiếp, cô đã hoàn thành chương trình cử nhân Anh văn, thạc sĩ giáo dục mầm non, trung cấp chính trị. Chịu trách nhiệm bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cô còn linh hoạt tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng cho giáo viên. Cô không ngại khó hướng dẫn cho những giáo viên trẻ mới vào nghề. Cô còn xây dựng những chuyên đề về Bác để lan tỏa những câu chuyện kể về Bác đến trẻ, đến giáo viên trong trường.

“Khi nhn đưc Bng khen ca Ban Thưng v Thành y, mình rt xúc đng. Xúc đng bi mình đã làm đưc mt chút gì đó trưc nhng điu nhn nh ca Bác. Di chúc ca Bác đ li, nhng điu Bác dy, tư tưng, đo đc li sng gin d thanh bch ca Bác luôn là ngn đuc soi đưng đ mình phn đu, yêu ngh, yêu tr và yêu đi. Sut 24 năm qua, ngay c nhng ngày “bão táp” nht ca cuc đi, mình cũng chưa bao gi nghĩ đến s b ngh giáo. Mình t hào vì đưc đng trong ngh, đưc khoác lên mình chiếc áo dài, sng và nuôi con khôn ln bng đng lương ca ngh”, cô Nguyn Th L Phú bày t.

Đúng vai trò, trách nhiệm của một người quản lý, với cô Phú còn là “tiết kiệm thời gian” cho giáo viên. Quan điểm của cô luôn hạn chế hội họp, mọi hồ sơ, sổ sách, giáo án cô đều khuyến khích giáo viên trong trường gửi qua mạng để cô kiểm tra, góp ý. “Khi mình tiết kiệm thời gian cho các cô cũng là cách mình giảm bớt áp lực cho các cô, để các cô có nhiều thời gian bên gia đình, chăm lo cho gia đình. Như thế là giảm bạo hành trẻ đó…”, cô Phú cười thổ lộ bí quyết.

… 15 năm qua, người dân ở khu phố 3 (tổ 39, P.10, Q.4) còn quen với hình ảnh cô Phú miệt mài trong những công tác xã hội trong vai trò cô Phú Tổ phó rồi Tổ trưởng Tổ dân phố. “Là Tổ phó hay Tổ trưởng dân phố, mình chỉ cố gắng lan tỏa tình làng nghĩa xóm, đưa mọi người sống gần nhau hơn, có nhắc nhở điều gì cũng vô cùng khéo léo”. Năm 2018, cô vinh dự được UBND Q.4 tặng giấy khen “Tổ trưởng dân phố hoàn thành xuất sắc việc thực hiện chỉ tiêu kinh tế – xã hội”.

Đ Yến Hoa

 

Bình luận (0)