Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Cô học trò nghèo quyết không gục ngã

Tạp Chí Giáo Dục

Tai nn giao thông đã cưp đi mng sng ca cha. T đó, mi gánh nng trong gia đình đu đè lên đôi vai gy yếu ca m. Sng trong căn nhà đơn sơ, xp x, thiếu trưc ht sau, không có điu kin hc hành tt. Thế nhưng, sut nhng năm qua, cô hc trò nghèo Nguyn Ngc Phương Tho (hin là hc sinh lp 12A10 Trưng THPT Ging Ông T, Q.2, TP.HCM) luôn làm cho thy cô và bn bè khâm phc.

Phương Tho (trái) đưc tuyên dương hc sinh tiêu biu cp thành ph trong Hi tri truyn thng 9-1 va qua

t qua ni đau mt ngưi thân

Nói đến cái tên Phương Thảo, thầy cô và bạn bè đều có chung một nhận xét: Em là một học sinh dám nghĩ, dám làm và vượt khó trong học tập. Khi tiếp xúc với em, chúng tôi mới thấy lời nhận xét đó quả thật không sai.

Trước đây, Phương Thảo sống trong một gia đình nghèo nhưng được hưởng trọn vẹn tình thương yêu, đùm bọc của cha mẹ và đứa em gái nhỏ. Tuy nhiên, gần 2 năm nay, ngôi nhà đơn sơ, xập xệ, thiếu trước hụt sau ngày nào vẫn vậy nhưng thiếu vắng hình bóng của người cha, người trụ cột chính trong gia đình. “Cha là thần tượng trong lòng em. Ông luôn đi làm và về trước 6 giờ chiều để cùng vợ con ăn cơm tối. Nhưng một ngày đầu năm 2017, ba mẹ con ngồi chờ cơm mãi mà không thấy cha về. Mẹ định dắt xe đi tìm thì điện thoại reo lên, ông chú ở đầu dây bên kia báo một tin như sét đánh ngang tai: Cha bị tai nạn giao thông. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng nên ông mất ngay sau đó”, Phương Thảo xúc động nhớ lại.

Từ ngày cha mất đi, căn nhà hạnh phúc, ấm êm ngày nào đã trở nên vắng lặng, không còn bóng dáng người cha lam lũ, một nắng hai sương luôn có mặt trong những bữa cơm chiều hay chở con đi chơi vào ngày chủ nhật nữa. Đó là thời điểm đau đớn nhất của Phương Thảo. “Nỗi đau thể xác còn nhẹ hơn là nỗi đau tinh thần. Mấy ngày đầu cha mất, cứ mỗi bữa cơm chiều, ba mẹ con ngồi ăn mà nước mắt chan cơm. Có lần mẹ em còn định đi theo cha xuống suối vàng để có người bầu bạn. Nhưng nhờ mọi người khuyên nhủ, bà đã vượt qua và ráng gượng sống nuôi các con. Hiện mẹ làm cho một công ty may, mỗi tháng thu nhập 5 triệu đồng. Với mức lương này, phải nói là không đủ lo cho 3 miệng ăn huống gì tính đến chuyện khác”, Phương Thảo tâm sự.

Để giúp mẹ bớt đi gánh nặng, hằng ngày, sau giờ học ở trường, thay vì lên mạng chơi game, lướt web hay đi học thêm…, cô học trò này bán hàng online trên mạng. Số tiền kiếm được Phương Thảo gửi mẹ đóng tiền điện nước trong nhà. Ngoài ra, vào những ngày nghỉ hay dịp hè, Phương Thảo xin vào làm nhân viên cho các quán cà phê, shop quần áo hay giúp việc nhà theo giờ… Một phần tiền làm thêm thì em dành dụm đóng học phí cho năm học mới, phần còn lại lo cho đứa em gái đang học lớp 3.

Nhân t quan trng giúp trưng “n mt n mày”

Dù tất bật với công việc mưu sinh nhưng chưa bao giờ thầy cô phàn nàn về việc học của Phương Thảo. Bởi em là một trong những học sinh đạt thành tích cao trong trường. Suốt những năm học tiểu học, THCS, Phương Thảo là học sinh dẫn đầu khối. Lên THPT, em tiếp tục gặt hái thành công với điểm trung bình mỗi học kỳ trên 8.3. “Lúc cha mất, tinh thần em suy sụp lắm nhưng nhớ lời ông dặn lúc còn sống: Con gái phải học giỏi để sau này có được việc làm tốt, tìm được một người chồng tử tế nhờ tấm thân. Nếu con có lòng thì lo cho cha mẹ, em út; còn không,  miễn là con thành đạt, sống vui vẻ thì cha mẹ vui rồi. Lời căn dặn này em sẽ khắc cốt ghi tâm và lấy đó làm động lực để bước tiếp trên con đường phía trước”, Phương Thảo xúc động kể lại.

Không chỉ học giỏi nhiều năm liền, cô học trò sinh năm 2001 còn chứng tỏ tài năng giỏi văn của mình khi góp mặt trong nhiều cuộc thi học sinh giỏi: Giải 3 trong cuộc thi văn hay chữ tốt năm lớp 8; giải nhất văn hay chữ tốt năm lớp 9; giải 3 học sinh giỏi văn cấp thành năm lớp 9; năm lớp 10 và 11 đoạt 2 huy chương bạc Olympic 30-4 môn văn… Bật mí về môn học này, Phương Thảo chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần học môn văn em rất là sợ vì phải học bài nhiều. Tuy nhiên, sau khi bắt tay vào tìm hiểu, đọc nhiều sách báo, em đã suy nghĩ khác. Văn chương giúp mình biết cách diễn đạt hơn, thể hiện được tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật. Đồng thời, văn còn giúp em hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người. Học văn tuy dài nhưng khi đã tìm ra được cách học riêng thì rất dễ nhớ, dễ thuộc, thậm chí thiếu nó chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật vô vị. Để nâng cao tầm hiểu biết về văn, em đã mạnh dạn tham gia nhiều cuộc thi, một mặt là nâng cao kiến thức cho bản thân, còn lại là để thỏa mãn niềm đam mê của mình”, Phương Thảo chia sẻ.

Với suy nghĩ “đời học sinh chỉ có một lần nên học và chơi hết sức mình để không uổng phí một thời tuổi trẻ”, Phương Thảo đã trở thành bà “phù thủy” trong các hoạt động phong trào. Năm 2017, Thành đoàn TP.HCM tổ chức cuộc thi đi tìm thủ lĩnh học sinh THPT, Phương Thảo đã đăng ký tham gia và vượt qua hơn 250 bí thư, phó bí thư các trường, “rinh” về cho mình giải nhì. Ngoài ra, ở các hoạt động trong ngày thành lập Đoàn 26-3, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, lễ Tết hằng năm, Phương Thảo đều góp mặt.

Đặc biệt trong vai trò là Bí thư Đoàn trường năm lớp 10 và 11, cô học trò nhỏ đã tạo ra một sân chơi vô cùng lành mạnh và thiết thực để các bạn rèn luyện tư duy, sức dẻo dai, tính năng động để tỏa sáng mình. Phương Thảo bộc bạch: “Nhìn thấy các bạn thường xuyên tập trung thành từng nhóm nhỏ để hát, nhảy, múa, diễn kịch mà không có ai quản lý, dẫn dắt nên em mạnh dạn đề nghị với thầy cô cho thành lập CLB văn nghệ để tập hợp các bạn lại chơi chung với sự hướng dẫn, chỉ đạo của em. Ban đầu, CLB hoạt động yếu nhưng một năm nay, hoạt động rất mạnh mẽ khiến em rất vui. Đây có thể gọi là nơi xả stress sau những ngày học tập mệt mỏi”.

Mi đây, Phương Tho đưc xưng tên trong danh sách tuyên dương 420 hc sinh tiêu biu cp thành ph  Hi tri truyn thng 9-1 ln  th 13 năm 2019. Danh hiu đó đã chng minh cho s c gng và n lc không ngng ca cô hc trò nghèo … trung tâm thành ph.

Để ghi nhận sự đóng góp của cô học trò này, suốt 2 năm liền, Thành đoàn TP.HCM đều tặng giấy khen cho Phương Thảo về việc Bí thư hoàn thành tốt công tác Đoàn nhiệm kỳ 2016-2017 và 2017-2018. “Biết sắp xếp thời gian, lên kế hoạch là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó mà em có thể vừa làm thêm phụ giúp mẹ, vừa học tốt mà tham gia phong trào vẫn đầy đủ”, Phương Thảo bật mí.

Nhit tình vi công tác thin nguyn

Nhận thấy gia đình mình nghèo, thiếu thốn trăm bề, Phương Thảo luôn đồng cảm, thấu hiểu cho những hoàn cảnh nghiệt ngã hơn. Dù kẹt cứng lịch học và làm thêm nhưng em vẫn nhín thời gian để tham gia vào chiến dịch Hoa phượng đỏ; Xuân tình nguyện. Đáng nể hơn là em dám nhịn ăn, lấy tiền được thưởng từ các hoạt động phong trào để nuôi heo đất, mua quà, đồ ăn phát cho những người nghèo, trẻ em cơ nhỡ. “Điều quan trọng trong công việc thiện nguyện không phải ở chỗ nhiều tiền hay ít tiền mà chính là tấm lòng của mình. Một ổ bánh mì, một hộp cơm hay một cái áo cũ… cũng làm cho những người nghèo khó cảm thấy ấm lòng”, Phương Thảo suy nghĩ như vậy.

Với thành tích học tập của mình, Phương Thảo còn là một trong 2 gương mặt điển hình đại diện cho toàn thể học sinh THPT của thành phố tham dự Hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào do Trung ương Đoàn tổ chức tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là vinh dự cho Phương Thảo cũng như Trường THPT Giồng Ông Tố. Bởi chỉ có học sinh có khả năng thuyết trình giỏi, hùng biện hay mới được chọn. Tháng 6 tới đây, Phương Thảo là học sinh duy nhất của trường được kết nạp vào Đảng.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)