Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cơ hội cho trường nghề trên địa bàn TP.Thủ Đức trong tương lai

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 26-12, Trường CĐ Kỹ nghệ II (HVCT) đã tổ chức Hội thảo Chiến lược phát triển trường đến năm 2030, tầm nhìn 2040.


Quang cảnh hội thảo

Đến tham dự Hội thảo có TS Vũ Đức Minh – Phó Vụ trưởng Vụ khoa giáo Văn xã, Văn phòng Chính phủ; TS Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (GDNN); TS Phan Chính Thức – Phó Chủ tịch Hội GDNN và nghề Công tác xã hội; cùng các chuyên gia, nhà khoa học…

TS. Nguyễn Thị Hằng – Hiệu trưởng HVCT chia sẻ: Trước tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, HVCT xác định việc xây dựng chiến lược phát triển cho từng giai đoạn là cần thiết nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động, khẳng định vị thế trong hệ thống GDNN. Hội thảo nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện các trường THPT, TT GDNN-GDTX. Đây là mối liên kết để trường cùng thực hiện chính sách phân luồng, hướng nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo và tuyển dụng…  


TSPhạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại đây, TS. Phạm Vũ Quốc Bình – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN nhấn mạnh, trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành nghề sẽ bị mất đi nhưng nhiều ngành nghề mới cũng ra đời. Đó là những ngành nghề ứng dụng công nghệ mới mà nếu các trường không đi nhanh sẽ không cạnh tranh kịp.

Theo ông Bình, dù GDNN Việt Nam được nâng lên 13 bậc (hiện xếp thứ 102/140 nền kinh tế), tốc độ tăng có cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có một số cơ sở GDNN thiếu năng động, thiếu cập nhật công nghệ và phương pháp giảng dạy mới.


PGS.TS Mạc Văn Tiến: Việc xây dựng trường trở thành trường thông minh là hướng đi mà HVCT cần tham khảo và xác định trường sẽ đào tạo ngành nghề gì, đào tạo như thế nào cho TP.Thủ Đức

TS. Bùi Văn Hưng – Phó Hiệu trưởng HVCT cho biết, mục tiêu chiến lược phát triển đào tạo của trường đến năm 2030 và tầm nhìn 2040 là nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, địa điểm đào tạo hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao và đa dạng hóa của thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đóng góp về chiến lược phát triển trường, TS. Phạm Vũ Quốc Bình gợi ý, trường phải xác định mục tiêu rõ ràng, mạnh dạn đổi mới trong suy nghĩ, nghiên cứu các điều kiện đảm bảo tính khả thi, đồng bộ trong hệ thống GDNN để làm cơ sở phát triển trường trong giai đoạn tới.


TSVũ Đức Minh cho rằng, chiến lược phát triển HVCT cần gắn với sự phát triển của TP.Thủ Đức trong tương lai

Ở góc độ khác, ông Vũ Đức Minh – Phó Vụ trưởng Vụ khoa giáo Văn xã, Văn phòng Chính phủ cho rằng, chiến lược phát triển HVCT cần gắn với sự phát triển của TP.Thủ Đức trong tương lai. TP.Thủ Đức được xác định là trung tâm đô thị sáng tạo, trường nằm trên địa bàn quận 9 là cơ hội lớn để phát triển các ngành, nghề mũi nhọn. HVCT cũng cần thành lập trung tâm khởi nghiệp sáng tạo để đào tạo khởi nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các trường ĐH để cung cấp đầu vào, cung cấp dịch vụ đào tạo (nhà xưởng, trang thiết bị…); Hợp tác với Hội GDNN, trường phổ thông để vừa đào tạo nghề vừa đào tạo văn hóa, tạo phân luồng. Đồng thời hướng đến kiểm định chất lượng quốc tế.

Tương tự, PGS.TS Mạc Văn Tiến – Viện trưởng viện nghiên cứu khoa học GDNN (Tổng cục GDNN) cũng cho rằng, TP.Thủ Đức sẽ là một thành phố trong thành phố thông minh. Vì vậy, việc xây dựng trường trở thành trường thông minh là hướng đi mà HVCT cần tham khảo và xác định trường sẽ đào tạo ngành nghề gì, đào tạo như thế nào cho TP.Thủ Đức.

T.Anh

Chien luoc: 

Chien luoc 1: 

Chien luoc 2: 

Chien luoc 3: 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)