Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cơ hội của ngành ngôn ngữ trong kỷ nguyên 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

i tác đng ca dch Covid-19, vic dy hc trc tuyến tr nên n r và ph biến. Đi vi lĩnh vc ngôn ng, nếu đ năng lc cnh tranh, ngưi Vit Nam có th ging dy trc tuyến cho sinh viên nưc ngoài vi mc thu nhp đáng k.


Sinh viên ngành ngôn ng trong mt bui hc ti thư vin

Điều này được nêu ra tại tọa đàm “Đón đầu chuyển đổi số, mở ra cánh cửa cơ hội ngành ngôn ngữ” do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM phối hợp cùng Trường ĐH Văn Lang vừa tổ chức, trong khuôn khổ “Tháng hướng nghiệp và ngày hội việc làm”.

Tăng cơ hi làm vic trc tuyến

Tại tọa đàm, vấn đề việc làm trong và sau mùa dịch Covid-19 được nhiều sinh viên ngành ngôn ngữ đề cập, nhất là những sinh viên học năm cuối. Bà Phan Kiều Trang (Giám đốc điều hành và sáng lập của Elight Learning English) nhận định, giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát vừa qua, không phải ngành nghề nào cũng hoàn toàn rơi vào khó khăn. Một số ngành nghề như y tế, bảo hiểm, vận tải… vẫn có điều kiện phát huy thế mạnh. Vì hành vi mua sắm trực tuyến cũng phát triển hơn. Hoạt động giáo dục cũng được duy trì thông qua hình thức học trực tuyến.

Theo bà Trang, dịch bệnh cũng xóa nhòa đi không gian làm việc. Bằng hình thức trực tuyến, người lao động có thể làm việc tại bất kỳ đâu và có cơ hội cạnh tranh với cả ứng viên trong nước lẫn ngoài nước. Đối với lĩnh vực ngôn ngữ, nếu đủ năng lực cạnh tranh, dù ở Việt Nam, giáo viên có thể giảng dạy trực tuyến cho người có nhu cầu ở các nước trên thế giới với mức thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, để đáp ứng các công việc có mức thu nhập cao như vậy thì đòi hỏi năng lực ứng viên cũng phải cao tương xứng. Bà Trang khẳng định: “Không riêng gì ngành ngôn ngữ, người giỏi sẽ không bao giờ lo thiếu việc làm. Bản thân công ty chúng tôi luôn tìm người giỏi để giảng dạy tiếng Anh nhưng thực sự không phải dễ tìm được những ứng viên đáp ứng đủ kỹ năng, kiến thức lẫn kinh nghiệm như mong đợi”.

Đây là lý do bà Trang khuyên các em sinh viên nên tập trung đầu tư việc học và có chiến lược làm thêm tích lũy kinh nghiệm hiệu quả. Không nhất thiết các em phải “đụng việc gì làm việc đó” mà cần đặt mục tiêu rõ ràng. Vì nếu không đặt mục tiêu rõ ràng vào lĩnh vực mình muốn đầu tư phát triển, các em sẽ dễ bỏ ngang, nhảy việc hoặc làm hoài không tích lũy được kinh nghiệm cần thiết. Với cương vị nhà tuyển dụng, bà Trang cho rằng vẫn sẽ ưu tiên xem xét tuyển dụng những ứng viên nhảy việc nhiều nhưng quá trình đổi nơi làm việc không xa rời lĩnh vực mà họ đặt mục tiêu chính.

TS. Nguyễn Thị Hiền (Viện phó Viện Ngôn ngữ Trường ĐH Văn Lang) cũng cho biết, gần đây nhiều doanh nghiệp liên hệ với nhà trường bày tỏ nhu cầu tuyển dụng sinh viên đã có kinh nghiệm. Theo đó, kinh nghiệm này sinh viên có thể tích lũy thông qua các công việc làm thêm, tham gia các cuộc thi quốc tế… Ngoài yêu cầu về ngoại ngữ, doanh nghiệp còn đánh giá cao các kỹ năng giao tiếp, hoạt động xã hội của ứng viên. Vì vậy, bên cạnh kiến thức học được ở trường, sinh viên cần tham gia nhiều hoạt động xã hội để tích lũy kỹ năng và nâng cao thái độ làm việc.

TS. Hiền nhận định, ngày nay biết nhiều ngôn ngữ là một lợi thế trong công việc. Việc trang bị thêm một ngôn ngữ nữa bên cạnh tiếng Anh chẳng hạn, mở thêm cơ hội việc làm và thu nhập tốt cho sinh viên.

Có cnh tranh vic làm vi… máy móc?

Trao đổi tại tọa đàm, nhiều sinh viên đặt vấn đề, với chuyển đổi số, trong đó trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc làm thay con người, cơ hội việc làm cho sinh viên sắp ra trường liệu có thu hẹp lại. Trả lời thắc mắc của các sinh viên, bà Phan Kiều Trang nêu thực tiễn tại đơn vị mình, hiện nay khi ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh, thay vì giáo viên ngồi phân tích lỗi cho từng bài của học viên thì máy móc sẽ thống kê thay công đoạn này. Giáo viên thông qua phân tích trên các số liệu tổng hợp từ máy sẽ nắm được những lỗi học viên hay mắc và sửa cho người học. Điều này giúp giảm tải công việc cho người giáo viên và đưa đến mức độ đo lường chính xác. Tuy nhiên, bà Trang nhận định, có những việc máy móc làm tốt nhưng cũng có những việc máy móc không thể thay thế con người. Chẳng hạn như trong quá trình học ngoại ngữ trên lớp, học viên vẫn mong muốn được tương tác, tiếp xúc trực tiếp với giáo viên hơn.

Để giải tỏa mối lo bị… máy móc thay thế của sinh viên, TS. Nguyễn Thị Hiền cho hay, phía nhà trường cũng đã bắt đầu có bước chuyển mình trong khâu đào tạo, tăng khả năng đáp ứng của người học. Theo TS. Hiền, chuyển đổi số vừa là cơ hội vừa đem đến những thách thức ở nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục – đào tạo. Chính vì vậy, đào tạo ngôn ngữ ở trường bắt đầu có sự đổi mới để phù hợp hơn và sát với nhu cầu xã hội hiện nay, sát với thế hệ người học mới. Cụ thể, trường thực hiện đa dạng hóa chương trình đào tạo để tăng tính ứng dụng. Thay vì chỉ học khá đơn giản ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Nhật… như trước đây thì ngày nay, ngành ngôn ngữ sẽ đi sâu vào các chuyên ngành như: Phiên dịch, thương mại, du lịch, giảng dạy, nghiên cứu… Bên cạnh đó, nhà trường cũng chú ý thay đổi phương pháp dạy và học. Trước đây, thầy trò đến lớp học theo kiểu truyền thống. Ngày nay có thể học qua một số nền tảng, đặc biệt là học trực tuyến như trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát.

M.Tâm

Bình luận (0)