Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cơ hội tốt để phát triển công nghiệp phụ trợ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo các chuyên gia, Vit Nam là mt trong nhng quc gia có tim năng phát trin công nghip ph tr. Tuy nhiên, trong bi cnh hin nay, Vit Nam nên sn xut sn phm ph tr nhng công đon có giá tr gia tăng cao và tham gia vào chui cung ng toàn cu.


Chuyên gia kinh tế, TS. Hunh Thanh Đin

Giáo dục TP.HCM đã có buổi phỏng vấn TS. Huỳnh Thanh Điền – chuyên gia kinh tế để làm rõ hơn những lợi thế cũng như đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ. Theo tiến sĩ Điền, Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM đã được thế giới phân công làm công nghiệp phụ trợ.

Phát trin công nghip ph tr lĩnh vc công ngh cao

+ PV: Thưa tiến sĩ, ông có th cho biết li thế phát trin ngành công nghip ph tr ca Vit Nam hin nay?

– TS. Hunh Thanh Đin: Chuỗi giá trị toàn cầu đã định hình khá rõ, các nước phát triển không còn sản xuất phụ trợ nữa mà chỉ xoay quanh các nước châu Á. Việt Nam là một quốc gia được thế giới “phân công” rồi, đó là sản xuất sản phẩm phụ trợ.

Từ tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nhiều doanh nghiệp (DN) FDI đã chuyển hướng đầu tư sang các nước chưa bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Đây là thời cơ tốt cho Việt Nam làm công nghiệp phụ trợ.

Các quốc gia phát triển chỉ tập trung làm sản phẩm đầu cuối và phân phối. Đầu tư ở Việt Nam, DN có nhiều lợi thế, trong đó có chi phí nhân công thấp, nhiều chính sách ưu đãi…

Chuỗi giá trị của một ngành đi từ khâu nguyên liệu, sản xuất sản phẩm trung gian, lắp ráp, làm thương hiệu đến khâu phân phối. Thông thường, DN ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản…, phần lớn là làm khâu thiết kế. Chẳng hạn sản phẩm Apple, Mỹ thiết kế rồi đặt hàng các quốc gia có lợi thế sản xuất linh kiện, có lợi thế lắp ráp, sau đó họ phát triển thương hiệu và phân phối trên toàn cầu. Theo chuỗi này thì Việt Nam không có lợi thế để làm.

+ Nhiu ý kiến cho rng, công nghip ph tr ca Vit Nam phi có DN ph tr và DN đu cui, quan đim ca ông thế nào?

– Phải có DN đầu cuối và DN phụ trợ hay về lý thuyết nhưng không phù hợp với thực tiễn vì phụ trợ là xác định phụ trợ cho toàn cầu, cung ứng cho những DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Thực tế, nhiều tập đoàn có mặt tại rất nhiều quốc gia nhưng nhưng chỉ làm phụ trợ chứ không làm đầu cuối.

Theo tôi, đã là phụ trợ là phụ trợ không thôi, không nhất thiết phải là đầu cuối. Vì DN sản xuất đầu cuối đã tối ưu hóa chuỗi giá trị bằng cách mua sản phẩm toàn cầu chứ không phải chỉ của Việt Nam.

TP.HCM hiện đã có các DN sản xuất đầu cuối như Samsung, Nidec… Đây là thuận lợi để TP phát triển các DN nhỏ và vừa để sản xuất sản phẩm phụ trợ trung gian cho các DN này chứ rất khó để sản xuất sản phẩm đầu cuối. Hơn nữa, nếu chỉ các DN đầu cuối như Samsung, Nidec… thì không có thị trường lớn để bán sản phẩm phụ trợ của mình.

+ Theo tiến sĩ, TP.HCM cn tp trung phát trin công nghip h tr lĩnh vc nào?

– Định hướng của TP sẽ thành lập Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao. Nếu sản xuất công nghiệp phụ trợ, TP cần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng đến công đoạn có giá trị gia tăng cao trong các chi tiết. Theo tôi, TP nên tập trung sản xuất sản phẩm phụ trợ ở lĩnh vực công nghệ cao. Trước làn sóng DN FDI vào Việt Nam, Nhà nước cần chọn lọc, chọn lĩnh vực đầu tư có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao.

+ Công nghip ph tr TP.HCM phát trin s thúc đy s phát trin vùng kinh tế trng đim phía Nam. Vy theo ông, TP và cc tnh, thành phía Nam cn làm gì đ phát huy li thế sn có?

Việc cần làm ngay là khảo sát, đánh giá xem TP và các tỉnh phía Nam có lợi thế, có nguồn lực ra sao để làm những công đoạn nào, chi tiết nào trong một sản phẩm cụ thể. Trước mắt, TP cần xây dựng mối quan hệ với các tỉnh, thành phía Nam để làm “vệ tinh” chia sẻ áp lực về lao động, chi phí nhân công cũng như đất đai nhà xưởng.

Do điều kiện khách quan nào đó, các tỉnh không thể làm phụ trợ trực tiếp với nước ngoài thì TP có thể nhận đơn hàng phụ trợ, sau đó đặt hàng DN tỉnh làm các chi tiết, cụm chi tiết đơn giản, không cần công nghệ cao. TP nhận đơn hàng, làm chủ công nghệ, huấn luyện và chuyển giao toàn bộ để tối ưu hóa chuỗi giá trị. Các tỉnh chỉ lo sản xuất, lao động không phải về TP tốn kém chi phí nhà trọ, lương…

Cn quy hoch ngành cho vùng, tránh mnh ai ny làm

+ Nhiu DN cho rng, liên kết vùng, liên kết DN cùng ngành ngh đã có nhưng còn ri rc, mnh ai ny làm dn đến không hiu qu. Ông có gii pháp nào cho liên kết sn xut công nghip ph tr?

– Thực trạng mỗi tỉnh quy hoạch một kiểu dẫn đến “đá” nhau, cạnh tranh nhau là có. Vì vậy các địa phương cần tham vấn chính sách lẫn nhau, từ đó có quy hoạch ngành cho từng vùng.

Để liên kết chặt chẽ, cần xác định rõ trong từng ngành, Việt Nam hoặc các tỉnh, thành có thế mạnh ở công đoạn nào thì sẽ có chính sách khuyến khích DN tham gia sản xuất công đoạn đó. Cụ thể, TP sản xuất cụm chi tiết A công nghệ cao thì chính quyền TP đưa vào chương trình kích cầu, đồng thời hỗ trợ các khoản chi phí đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ cho các tỉnh. Các tỉnh có ưu thế công đoạn nào cũng khuyến khích DN làm công đoạn đó.

Để thấy rõ thế mạnh này, công tác nghiên cứu và dự báo là rất quan trọng. Nếu không nghiên cứu sẽ không thấy hết viễn cảnh thị trường, đầu tư sai gây thất thoát, lãng phí nguồn lực. Lợi thế của TP là đã có trung tâm phát triển công nghiệp phụ trợ, cần đẩy mạnh tổng hợp, phân tích, cung cấp số liệu cho DN biết sản phẩm nào có tiềm năng, triển vọng trong tương lai. Đồng thời thông tin về chính sách khuyến khích của TP đến DN.

+ Như ông nói, TP.HCM ch nên tp trung làm công nghip ph tr công ngh cao, nghĩa là phi có đi ngũ lao đng tay ngh cao. Vy TP cn phát trin đi ngũ nhân lc như thế nào?

– Không phải mở lớp, mở trường là người học có thể làm được sản phẩm công nghiệp phụ trợ. DN sản xuất sản phẩm phụ trợ phải có sự liên kết nhất định với DN sản xuất sản phẩm đầu cuối. DN đầu cuối thiết kế ra chi tiết cho sản phẩm rồi đặt hàng DN phụ trợ sản xuất. Như vậy, DN làm phụ trợ phải được tham vấn, hướng dẫn và được chuyên gia từ phía đặt hàng đến đào tạo nhân lực.

Tránh lãng phí, theo tôi nên để DN chủ động đào tạo nhân lực và Nhà nước thúc đẩy bằng cách hỗ trợ một phần chi phí. Thực tế có nhiều DN lo đào tạo tốn chi phí rồi lao động nhảy việc nên không nên không mặn mà tham gia đào tạo. Nếu DN đào tạo mà thấy không chắc chắn thì Nhà nước hỗ trợ một phần để DN tự tin hơn, đặc biệt là các lĩnh vực mà TP có ưu tiên phát triển. Về sau lao động không làm ở công ty này thì cũng làm cho công ty khác, làm cho TP, cho xã hội…

Các chương trình đào tạo nhân lực cho công nghiệp phụ trợ cũng để cho thị trường quyết định vì xây dựng chương trình đào tạo mà đào tạo ra DN không sử dụng thì gây lãng phí.

+ Đ DN mnh dn đu tư sn xut công nghip ph tr, cn có nhng chính sách gì, thưa tiến sĩ?

– Một trong những chính sách hỗ trợ thu hút DN mạnh dạn đầu tư đó là chính sách ưu đãi thuế và lãi suất. Hỗ trợ này như một “cú mồi”. Khi có chính sách cụ thể, DN sẽ yên tâm đầu tư. DN làm ăn hiệu quả thì Nhà nước cũng thu được rất nhiều khoản, xem như bỏ con tép bắt con tôm và ngân sách chỉ có tăng chứ không giảm.

Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ DN trong giao thương và kết nối giữa các DN sản xuất đầu cuối thế giới với DN sản xuất phụ trợ Việt Nam. Thường xuyên tổ chức sự kiện, triển lãm, kết nối cung cầu.

+ Xin cm ơn tiến sĩ!

Trn An (thc hin)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)