Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cơ hội và thách thức trong thời hội nhập

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc cách mng công nghip ln th 4 (CMCN 4.0) có tc đ phát trin nhanh, phm vi tác đng rng khp trên tt c các lĩnh vc trong mt quc gia, khu vc và toàn cu. Tuy nhiên, ngưi lao đng (NLĐ) cũng đi mt vi không ít thách thc, trong đó có nguy cơ mt vic làm.


Doanh nghi
p phng vn ngưi lao đng ti Ngày hi vic làm do S LĐ-TB&XH TP.HCM t chc

Có thể nói cuộc CMCN 4.0 mang đến nhiều cơ hội cho NLĐ. Cụ thể là tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập; giảm thiểu NLĐ làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm; mở cửa thị trường lao động và tạo ra nhiều việc làm mới, ngành nghề mới; cải thiện chất lượng sống của NLĐ.

Quyết đnh thành công 75% là k năng mm

Theo Tổ chức Lao động thế giới (ILO), hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động của Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong ngành. Ngành dệt may sẽ hoàn toàn tự động hóa (từ khâu tự động quét cơ thể người để lấy số đo, cho đến sản phẩm cuối cùng); ngành lắp ráp ô tô cũng sẽ hoàn toàn tự động. TS. Khuất Thị Thu Hiền (Trường ĐH Lao động xã hội) đúc kết, trước cơ hội và thách thức trên, NLĐ cần trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc để có việc làm bền vững. Theo đó, về kiến thức, NLĐ cần nghiêm túc đánh giá trình độ bản thân, phải vừa học vừa làm để nâng cao năng lực chuyên môn. NLĐ giỏi một nghề nhưng cũng cần phải biết nhiều nghề để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của công việc trong thời đại mới, có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa. Muốn vậy, trước hết phải lựa chọn tốt nghề nghiệp cho mình. Trên cơ sở khả năng và sở thích để xác định mình phù hợp với nhóm ngành nghề nào. Trong nhóm đó, ưu tiên nghề có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, NLĐ cần có ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh để có cơ hội làm việc trong các công ty đa quốc gia và tăng năng lực cạnh tranh trực tiếp với nhiều ứng viên. Bên cạnh kiến thức, NLĐ cần trang bị cho mình các kỹ năng để làm việc. Bởi lẽ, các nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng cứng chỉ chiếm 25%, còn kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người.

Gii pháp nâng cht ngun nhân lc

TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, cần thay đổi căn bản hệ thống giáo dục nghề nghiệp, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của lực lượng lao động. Đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Ở góc độ khác, TS. Nguyễn Thị Tuyết Vân (Trường ĐH Lao động xã hội) khẳng định cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung – cầu lao động. Trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Đặc biệt, nơi những lĩnh vực có liên quan đến công nghệ thông tin hay chịu ảnh hưởng nhiều từ nền tảng công nghệ mới này. Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot, số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải chuyển nghề hoặc thất nghiệp. Sự phát triển của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi cấp bách việc đào tạo NLĐ để đáp ứng yêu cầu mới của quốc gia cũng như trong tổ chức, doanh nghiệp. Các công việc đòi hỏi những lao động có tiềm năng về tư duy trí tuệ, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn, NLĐ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ bị đào thải. Quá trình hội nhập cũng sẽ hình thành và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ những thị trường lao động có tính chất khu vực và toàn cầu. Nhân lực chất lượng cao sẽ không chỉ đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn trong nước mà cần tính đến những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nước ngoài. Mục tiêu trở thành nhà cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động là vấn đề Việt Nam cần đặt ra.

“Đ nâng cao cht lưng ngun nhân l Vit Nam dưi tác đng ca cuc CMCN 4.0, cn thay đi căn bn h thng giáo dc ngh nghip, nâng cao năng lc đi mi sáng to ca lc lưng lao đng. Đng thi thúc đy s chuyn dch lao đng t ngành nông nghip sang các ngành công nghip và dch v”, TS. Ngô Th Ngc Anh (Hc vin Chính tr quc gia H Chí Minh) cho biết.

Cũng theo TS. Nguyễn Thị Tuyết Vân, cuộc CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội việc làm nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là những lao động chưa qua đào tạo. Do đó, vấn đề đào tạo NLĐ ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu mới cần có sự tham gia đồng bộ từ các chủ thể: Nhà nước, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và NLĐ.

Đối với doanh nghiệp, cần tập trung và phát triển chương trình đào tạo theo các nhóm năng lực. Doanh nghiệp phải tự đào tạo đón đầu hoặc đào tạo lại ngay lực lượng lao động đang làm việc để tránh thất nghiệp, không tụt xa so với công nghệ. Hàng năm doanh nghiệp phải xây dựng phương án sử dụng lao động hiệu quả, lựa chọn ngành nghề phù hợp với xu hướng để điều chỉnh ngành nghề, NLĐ cần sử dụng. Mỗi doanh nghiệp cần chủ động xây dựng “Quỹ hỗ trợ đào tạo NLĐ” để NLĐ tham gia các khóa đào tạo gắn với thay đổi công nghệ.

Đề cập đến giải pháp về đào tạo NLĐ để đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0, TS. Nguyễn Thị Tuyết Vân kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành các chính sách, pháp luật về đào tạo NLĐ gắn với cuộc CMCN 4.0; quy định trách nhiệm cụ thể đối với người sử dụng lao động về đào tạo lại cho lao động; tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó phải coi trọng việc đào tạo lao động trẻ theo công nghệ mới… Đối với các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp, cần tăng cường liên kết với doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục quốc tế để xây dựng phòng thí nghiệm theo hình thức hợp tác công tư, xây dựng mô hình giáo dục 4.0 theo kịp với xu hướng công nghệ hiện đại trong nền kinh tế 4.0. Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện thêm nhằm phù hợp với những tiêu chuẩn đánh giá ở tầm quốc tế, khi mà ngày càng nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Bài, ảnh: Trng Tri

Bình luận (0)