Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Cơ hội việc làm cao nếu năng lực vượt trội

Tạp Chí Giáo Dục

Lng nghe t nhiu kênh đ cht lc thông tin trưc khi đưa ra quyết đnh chn ngành ngh. Hc ngành ngh nào không quan trng, quan trng là tích lũy kiến thc chuyên môn và trau di k năng đ t tin gia nhp th trưng lao đng.

Học sinh Trường THPT Marie Curie đặt câu hỏi cho ban tư vấn

Đó là lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 diễn ra tại Trường THPT Marie Curie (Q.3) sáng 14-10. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Mở đầu chương trình tư vấn, TS. Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) đã khái quát những thông tin cơ bản về tỷ lệ học sinh THPT đăng ký xét tuyển vào ĐH-CĐ những năm gần đây và định hướng phân luồng của Bộ GD-ĐT. Theo đó, có khoảng 75% học sinh có nguyện vọng vào ĐH, riêng TP.HCM tỷ lệ này lên đến 90%. “Theo định hướng phân luồng của Bộ GD-ĐT, đến năm 2020 chỉ có khoảng 60% học sinh vào ĐH, còn lại 40% sẽ vào TC-CĐ thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Hầu hết các trường do Bộ LĐ-TB&XH quản lý đều xét học bạ, chỉ số ít trường xét tuyển từ điểm thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, dù xét tuyển theo phương thức nào thì cũng không quá khó, vì vậy cơ hội học tiếp sau THPT là rất cao. Ngay từ bây giờ, các em hãy xác định năng lực của mình đến đâu, điều kiện tài chính thế nào để có lựa chọn phù hợp”, TS. Nguyễn Đức Nghĩa nhấn mạnh.

Chia sẻ về kỹ năng định hướng nghề nghiệp, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nhấn mạnh đến các điều kiện tiên quyết để xác định cho mình một ngành nghề nhằm xây dựng tương lai. Trước hết phải tìm hiểu đến các quy chuẩn của từng ngành nghề (tố chất, ngoại hình…); xác định mình làm được cái gì (căn cứ vào năng lực, sở trường…); điều kiện kinh tế gia đình… “Đam mê thôi là chưa đủ, từ các dữ kiện trên kết hợp với lắng nghe từ các kênh rồi chắt lọc thông tin để đưa ra quyết định cuối cùng”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A khuyên.

“Hc ngành ngh nào cũng đòi hi vn ngoi ng, đây là điu kin cn đ phát trin năng lc bn thân và thuyết phc nhà tuyn dng”, TS. Đ Hu Nguyên Lc (Phó Hiu trưng Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) nói.

Ở phần hỏi đáp, em Trần Kim Ngân (lớp 12A8) chia sẻ: “Em quan tâm đến ngành tiếng Anh và chuyên ngành tiếng Anh nào có cơ hội việc làm cao hơn?”. Trả lời câu hỏi này, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) khẳng định, cơ hội việc làm của chuyên ngành nào cũng cao nếu có năng lực vượt trội. Nếu yêu thích nghề giáo thì học sư phạm Anh; muốn làm phiên dịch thì có thể học tiếng Anh thương mại… “Học ngành nghề nào cũng đòi hỏi vốn ngoại ngữ, đây là điều kiện cần để phát triển năng lực bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng”, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc nói.

Bên cạnh tiếng Anh, các em học sinh Trường THPT Marie Curie cũng quan tâm đến chuyên ngành tiếng Pháp và muốn biết địa chỉ đào tạo. TS. Nguyễn Đức Nghĩa thông tin, bên cạnh các trường sư phạm có tuyển sinh chuyên ngành tiếng Pháp thì cũng có trường ưu tiên xét tuyển học sinh biết tiếng Pháp đối với một số ngành thuộc hệ chất lượng cao hoặc chương trình liên kết như Trường ĐH KHTN TP.HCM, Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM…

Trước lo lắng của học sinh về tình trạng thất nghiệp đang ở mức báo động, đặc biệt là nhóm ngành kinh tế, ông Võ Ngọc Nhơn (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) khẳng định, ngành nào cũng có người thất nghiệp nếu không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng về chuyên môn, kỹ năng… Nhóm ngành kinh tế có nhiều chuyên ngành như tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh…; trước mắt các em hãy xác định công việc mình sẽ làm trong tương lai rồi chọn ngành học, chọn trường, hãy khoan vội lo lắng về việc làm.

Bài, ảnh: T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)