Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Cơ hội việc làm rộng mở với khối xã hội nhân văn

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là khng đnh ca các chuyên gia trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln th 15 năm hc 2022-2023 din ra ti Trưng THPT Nguyn Hu Cnh (Q.Bình Tân) và Trưng THPT Đa Phưc (huyn Bình Chánh) mi đây.


ThS. Lê Dũng (Phó Trưng phòng Truyn thông và Quan h doanh nghip Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) tư vn cho hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cnh

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố.

Thi nào cũng cn ngành lut

Ai cũng biết trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, những ngành liên quan đến kỹ thuật, công nghệ được nhiều học sinh quan tâm, lựa chọn. Điều này khiến không ít học sinh nghĩ rằng những ngành thuộc khối xã hội nhân văn sẽ không còn chỗ đứng, ra trường không có việc làm. Trong đó, ngành luật cũng không ngoại lệ. Để các em học sinh hiểu rõ hơn về ngành luật, ThS. Lê Dũng (Phó Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) khẳng định, trong xu thế hội nhập quốc tế, quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trên đà phát triển đó đòi hỏi phải có một hệ thống quy phạm pháp luật chặt chẽ và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, thậm chí là giữa nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác. “Tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, ngành Luật Kinh tế có các chuyên ngành như Luật Thương mại quốc tế, Luật Kinh doanh và Luật Tài chính ngân hàng. Các chuyên ngành có 70% kiến thức giống nhau nên khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm ở nhiều vị trí liên quan đến ngành luật tại các công ty, doanh nghiệp, sở/ban/ngành liên quan đến luật”, ThS. Dũng cho hay.


H
c sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cnh nh ban tư vn gii đáp thc mc

Tương tự, em Như Thảo (học lớp 12C3 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh) chia sẻ: “Em có quan tâm đến ngành luật, nhưng không biết ngành này có những chuyên ngành đào tạo nào?”. ThS. Lương Minh Hiếu (Trường ĐH Luật TP.HCM) cho biết, hiện nay ngành luật có các chuyên ngành như Luật Hiến pháp, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, Luật Dân sự, Luật Thương mại quốc tế… Tùy vào nhu cầu và sở thích, học sinh có thể lựa chọn chuyên ngành để học. Mỗi chuyên ngành đào tạo sinh viên những kiến thức khác nhau. Chẳng hạn, Luật Thương mại quốc tế đào tạo sinh viên kiến thức về những quy định pháp luật, điều ước mang tính chất quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các quốc gia với nhau. “Hiện nay ngành luật có nhiều tiềm năng, người học không chỉ làm việc ở trong nước mà còn làm ở môi trường quốc tế với mức thu nhập cao”, ThS. Hiếu cho hay.

Tài chính ngân hàng có vai trò quan trng trong lĩnh vc giao thương

Trong chương trình tư vấn tại Trường THPT Đa Phước, một nữ sinh nêu băn khoăn: “Em muốn học ngành tài chính ngân hàng, nhưng không biết cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?”. TS. Võ Song Toàn (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) thông tin, ngành tài chính ngân hàng là một trong những ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giao thương, tiền tệ. Với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng, đa dạng cơ hội nghề nghiệp nên ngành này luôn có sức hút học sinh. “Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có nhiều chương trình đào tạo. Trong đó, ngành tài chính ngân hàng ở chương trình quốc tế có học phí 26 triệu đồng/học kỳ. Ra trường, sinh viên được cấp 2 bằng: một bằng do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cấp và một bằng do trường quốc tế cấp. Từ năm 2023, nhà trường còn tổ chức một số chương trình giúp sinh viên vừa học vừa làm như chương trình 2+2, 2+1. Với chương trình này, sinh viên có thể vừa học ở Việt Nam, vừa học ở nước ngoài và có cơ hội làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, các em nên cân nhắc, học ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam có học phí thấp nhưng khi sang nước ngoài học phí tăng cao và sinh viên phải học 100% bằng tiếng Anh. Do đó, trước khi lựa chọn, các em nên tìm hiểu kỹ để có thể theo đuổi đam mê một cách trọn vẹn, không bị gián đoạn việc học bởi vấn đề chi phí”, TS. Toàn lưu ý.

Cơ hi rng m ca ngành chăm sóc sc đp

Trong chương trình tư vấn tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Tân), bà Nguyễn Thị Phương Thanh (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ đào tạo Spa Phương Thanh) cho biết, sau THPT, học sinh không muốn học ĐH có thể học ngành chăm sóc sắc đẹp. Với ngành này, các em sẽ được đào tạo kỹ năng chăm sóc da, kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng quản lý tài chính kế toán trong spa, cách xây dựng thương hiệu cá nhân… Ra trường, các em sẽ được cấp bằng CĐ kèm các chứng chỉ. “Những năm gần đây, lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp rất phát triển, người học ngành này đều tìm được việc làm tốt sau khi ra trường. Khi học tại Spa Phương Thanh (hợp tác với Trường CĐ Y dược cộng đồng), ngoài đào tạo kiến thức, chúng tôi còn hỗ trợ học viên khó khăn, giúp các em hoàn thành chương trình học và có việc làm”, bà Thanh cho biết.


Chuyên gia tư v
n cho hc sinh Trưng THPT Đa Phưc

Giải đáp cho học sinh hiểu rõ về ngành quản trị khách sạn, ThS. Nguyễn Thị Diễm Tuyết (Phó Trưởng khoa Du lịch Trường ĐH Văn Hiến) cho biết, đây là một trong những ngành đào tạo của Trường ĐH Văn Hiến. Ngành này đặc biệt phù hợp với những người năng động, nhạy bén trong công việc, có khả năng quan sát, nắm bắt tâm lý khách hàng, xử lý tình huống tốt trong những trường hợp khẩn cấp, và đặc biệt là phải có đam mê, nhiệt huyết trong công việc. Khi học ngành quản trị khách sạn, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức về nhà hàng khách sạn như quản lý hệ thống phòng, quản lý nhân viên, giao tiếp với khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, đặc biệt am hiểu về rượu và các loại thực phẩm phổ biến tại khách sạn. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo kiến thức văn hóa của nhiều vùng miền cũng như các quốc gia trên thế giới. “Tại Trường ĐH Văn Hiến, sinh viên ngành quản trị khách sạn đã tiếp cận với cơ hội thực tập từ năm 1 và phần lớn sinh viên ra trường đều tìm được việc làm”, ThS. Tuyết thông tin.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)