Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), bao gồm giáo trình điện tử, giáo trình dịch dùng làm tài liệu chính cho giáo viên và học sinh TCCN trong giảng dạy, học tập. Theo quy định, việc tổ chức biên soạn giáo trình phải do một tập thể hoặc cá nhân thực hiện theo quyết định của hiệu trưởng nhà trường dựa trên cơ sở đề nghị của khoa, bộ môn hoặc đơn vị có chức năng đào tạo khác trực thuộc trường. Thành phần ban biên soạn giáo trình gồm chủ biên và các thành viên (nếu việc biên soạn do một cá nhân thực hiện thì gọi là chủ biên). Theo đó, người chủ biên phải có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung chuyên môn của giáo trình; có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc quản lý tại các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ TCCN. Riêng các thành viên trong ban biên soạn ngoài yêu cầu tốt nghiệp ĐH trở lên, chỉ cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm giảng dạy. Đối với thành viên đang công tác tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu… thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong công tác chuyên môn phù hợp với nội dung của giáo trình. Chủ biên và các thành viên biên soạn giáo trình có trách nhiệm xây dựng đề cương chi tiết giáo trình môn học hoặc học phần, có ý kiến của lãnh đạo khoa rồi trình hiệu trưởng nhà trường xem xét, phê duyệt.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT quy định số lượng thành viên hội đồng thẩm định giáo trình phải có ít nhất 7 thành viên, trong đó số thành viên ngoài nhà trường ít nhất là 3 thành viên (có 1 thành viên phản biện). Chủ tịch hội đồng thẩm định phải có bằng thạc sĩ trở lên…
T.D
Bình luận (0)