Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Cô là người mẹ thứ ba của em”

Tạp Chí Giáo Dục

“Bn đến vi ai bng trái tim thì bn s đưc nhn li nhng tình cm t trái tim ca h”. Đó chính là bài hc kinh nghim và cũng là mt k nim không phai m cùng nhng thăng trm trong s nghip “trng ngưi” ca tôi…


Hc sinh THCS sinh hot ngoi khóa (nh minh ha). Ảnh: T.Tri

Ngày ấy, cách đây nhiều năm khi được nhà trường phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 8/2, trong tôi không tránh khỏi tâm trạng lo lắng nhưng cũng đầy háo hức. Lớp 8/2 của tôi lúc bấy giờ có tất cả 48 học sinh (trong đó có 23 nữ và 25 nam). Ngày đầu năm nhận lớp chủ nhiệm, cả lớp đứng dậy nghiêm túc chào cô giáo theo tiếng hô dõng dạc của lớp trưởng. Trong sự nghiêm túc của cả lớp không giấu được tiếng cười khúc khích cùng thế đứng nghiêng ngả của một học sinh đứng thứ 2 dãy bàn cuối cùng bên phải. Phút chốc, tôi đứng nghiêm nhìn cả lớp và ánh mắt tôi dừng lại nơi em – một học sinh có nước da ngăm đen, cao, gầy với khuôn mặt sáng sủa. Em nhìn lại tôi với ánh mắt “trêu ngươi” và im không cười nữa. Mặc dù hơi bất ngờ khi tôi nhận được cử chỉ thiếu nghiêm túc ở em và cái nhếch mép nửa cười, nửa như muốn chọc tức, sau phút giây nghiêm nghị, tôi mỉm cười và dành ánh mắt thân thiện cho các em rồi cho lớp ngồi xuống.

Lần đầu nhận và ra mắt lớp nên tôi chuẩn bị rất kỹ những điều muốn nói với học sinh thân yêu của mình, chia sẻ những kỷ niệm vui – buồn, những quan niệm về cuộc sống, về tình yêu quê hương, đất nước… với mong muốn các em sẽ hiểu tôi hơn. Trong khi bao nhiêu ánh mắt dõi theo những tâm sự của tôi, thì một lần nữa Nam (tên em học sinh cá biệt) lại bỏ ngoài tai tất cả, em dường như không muốn ngồi yên một chỗ, lúc thì lấy bút viết, vẽ bậy lên bàn, khi lại bấm bút lách cách… Trong suốt hai tiết sinh hoạt lớp hôm ấy, em luôn mất trật tự, tôi nhắc nhở thì em im, sau đó lại nói tiếp. Hết giờ, tôi đề nghị gặp riêng em để trao đổi nhưng em im lặng không nói gì. Ba tuần sau đó, em vẫn thường xuyên gây mất trật tự trong giờ học, không học bài, vi phạm tác phong bỏ áo ngoài quần. Tôi gặp riêng và nhắc nhở em thực hiện đúng nội quy nhà trường, vừa khuyên nhủ em, vừa dùng biện pháp yêu cầu em viết bản kiểm điểm…, nhưng em vẫn không tiến bộ và có vẻ “thách thức” tôi. Tôi gọi điện thoại gặp phụ huynh để tìm hiểu lý do, và tôi đã biết vì sao em có thái độ “không nghe lời, cứng đầu’’ như vậy. Từ đó, tôi được biết em có hoàn cảnh rất đặc biệt khó khăn. Mẹ ruột của em quê ở miền Bắc vào Nam làm công nhân đã trót dại yêu một người “sở khanh”, khi biết người yêu mang thai thì đã bỏ rơi, chính em là sản phẩm của một lần trót dại đó. Trớ trêu thay, khi sinh em ra được một tháng, vì không có đủ tiền để nuôi con nên người mẹ đành bỏ con lại cho một người bạn với lý do “giữ con giùm” để đi mua sữa và bà đã đi luôn không quay lại. Người bạn không có điều kiện để nuôi em nên đã cho người khác. Người nuôi em những năm qua là cha mẹ nuôi. Cha mẹ nuôi của em đã lớn tuổi nhưng không có con, ông bà nuôi và yêu thương em như con đẻ. Từ nhỏ em rất ngoan và chăm học, nhưng trong thời gian nghỉ hè của năm học đó, mẹ ruột em xuất hiện và muốn nhận lại con. Em hoàn toàn bất ngờ và bị “sốc” vì cứ ngỡ người bấy lâu nay nuôi dưỡng và thương yêu mình là cha mẹ ruột. Em đã khóc rất nhiều, hận mẹ ruột của mình. “Tại sao lại bỏ rơi con mình đứt ruột đẻ ra? Tại sao bà đã bỏ đi, sao không đi luôn mà xuất hiện lại làm gì?”. Em nhất định không nhận mẹ ruột – người đã sinh ra mình, mặc dù bà khóc kể lể trong hoàn cảnh lúc đó không còn cách nào khác. Mẹ em giờ đã có gia đình khác…

Tôi biết lứa tuổi của em đang trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý có nhiều thay đổi, nếu không có sự định hướng của người nuôi dưỡng, đặc biệt lại gặp hoàn cảnh trớ trêu như trên thực sự đã có một cú “sốc” tâm lý đối với em khiến em dễ có những suy nghĩ không đúng. Từ lúc biết mình là con nuôi, bị mẹ bỏ rơi, tính tình em đã có nhiều thay đổi. Ở nhà không còn ngoan và nghe lời cha mẹ nuôi nữa, tỏ ra “bất cần” và “chán đời”. Từ một học sinh học giỏi, ngoan ngoãn trong năm lớp 6, lớp 7 mà giờ đây em trở thành học sinh “cá biệt”. Tôi còn nhớ như in tiết sinh hoạt vào ngày thứ bảy của tháng mười năm đó, khi tôi đang phổ biến phương hướng cho tuần tới thì ở dưới lớp có tiếng đập bàn. Khi tôi im không nói nữa thì ở dưới lớp lại không đập bàn nữa. Tôi lại tiếp tục nói thì lại có tiếng đập bàn vang lên. Lúc đó tôi giận run người nhưng cũng kìm lại cơn giận và hỏi cả lớp: “Ai đập bàn vậy?”, thì không một học sinh nào đứng lên. Mặc dù cả lớp biết là Nam làm việc đó nhưng không ai dám nói vì sợ bạn. Tôi cũng biết điều đó nhưng muốn ý thức tự giác của em nên mới nói: “Bạn nào có gan làm mà không có gan nhận thì chẳng đáng mặt anh hùng chút nào”. Cả lớp im phăng phắc. Chợt ở cuối lớp Nam đứng lên nói dõng dạc: “Em làm, cô cứ đưa em lên ban giám hiệu để nhà trường đuổi học em. Em không muốn đi học nữa!”.

Tôi hoàn toàn bất ngờ với điều em vừa nói. Hết giờ sinh hoạt hôm đó, tôi gọi em lại, chuyện trò với em chân tình và thân thiết như người mẹ với con, như chị với em. Tôi khuyên nhủ và hỏi nguyên nhân tại sao em muốn nghỉ học, lúc đầu em im lặng và khăng khăng là muốn nghỉ học và “chán đời”. Nhưng một lúc sau khi nghe tôi nhẹ nhàng phân tích phải, trái về hoàn cảnh gia đình em thì em òa khóc nức nở, thật sự lúc đó tôi thương em quá, đôi mắt tôi ngấn lệ. Như một người mẹ với đứa con yêu của mình, tôi đã an ủi em, vỗ về, khuyên nhủ để em thấy rằng mẹ ruột cũng vì hoàn cảnh bắt buộc mới làm như thế, chứ không có người mẹ nào mà không thương con đứt ruột đẻ ra. Còn về trường hợp mẹ em muốn em về ở với bà thì em nên tự quyết định. Hôm đó cô – trò đã tâm sự thật lâu, như có người hiểu mình, em đã thấu hiểu được vấn đề và đã hứa với tôi sẽ cố gắng học tập và ngoan hơn.

Từ hôm đó trở đi, tôi dành nhiều thời gian để gần gũi với em, nói chuyện với em nhiều hơn về chuyện học, chuyện đối nhân xử thế… Tôi chỉ mong sao em có cuộc sống hạnh phúc, em có hai người mẹ lúc nào cũng thương yêu mình. Những ngày tiếp theo, em gần như “lột xác” hoàn toàn trước sự ngạc nhiên của các bạn và thầy cô. Em vui vẻ hơn, hòa đồng với tập thể hơn, học tập chăm chỉ hơn. Học kỳ I năm đó em chỉ được danh hiệu học sinh khá, nhưng qua học kỳ II em cố gắng hết sức để được danh hiệu học sinh giỏi. Lên lớp 9, tôi ít gặp em hơn vì em học trái buổi với giờ dạy của tôi. Nhưng thỉnh thoảng em đến nhà tôi hỏi những bài tập hóa học khó, cô trò tâm sự thật vui vẻ. Hết năm lớp 9, em đậu vào trường Ngô Quyền… Đến nay, cô trò vẫn thường xuyên liên lạc với nhau, thỉnh thoảng em vẫn nhắc lại chuyện ngày xưa và nói: “Cô là người mẹ thứ ba của em”. Tôi thật sự hạnh phúc và nghĩ rằng: “Hãy đơn giản cứ cho đi là sẽ có ngày nhận lại bởi nghề giáo vốn dĩ như thế”.

ThS. Nguyn Khánh Toàn
(ghi theo li k ca mt giáo viên THCS ti Đng Nai)

Bình luận (0)