Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Cỗ máy nhìn ngược quá khứ của NASA gặp sự cố rơi đinh ốc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) tiếp tục vấp phải sự cố kỹ thuật trong thử nghiệm tại nhà máy Northrop Grumman ở nam California.
Greg Robinson, giám đốc chương trình JWST của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiết lộ đinh ốc và gioăng rơi ra từ bộ phận kính chống nắng của kính viễn vọng không gian James Webb trong buổi thuyết trình diễn ra tại Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia hôm 3/5. Kính chống nắng lớn bằng một sân tennis được thiết kế để bảo vệ kính viễn vọng trước ánh sáng và nhiệt độ cao.
Kính viễn vọng không gian James Webb tại cơ sở thử nghiệm.
Kính viễn vọng không gian James Webb tại cơ sở thử nghiệm. 
Theo Robinson, các phần cứng rơi ra có vai trò tăng độ chắc chắn cho kính viễn vọng, nhưng không liên quan tới chức năng quang học của thiết bị. Thử nghiệm dao động âm và va chạm cơ học định kỳ đánh giá khả năng chống chịu môi trường khắc nghiệt trong vũ trụ của kính viễn vọng. "Ngay lúc này chúng tôi tin rằng tất cả phần cứng này, tức những đinh ốc và gioăng ở đây, đến từ kính chống nắng. Chúng tôi đang xem xét tác động và kế hoạch sửa chữa", Robinson nói.
Đây không phải lần đầu tiên kính viễn vọng không gian James Webb trải qua sự cố trước ngày phóng. Trước đó, kính chống nắng của thiết bị từng bị rách và các van ở động cơ đẩy bị rò rỉ. Những sự cố trên buộc NASA phải lùi lịch phóng từ thời gian dự kiến ban đầu là năm 2019.
Robinson tin chắc chương trình vẫn theo đúng tiến độ cho lịch phóng vào năm 2020. Ông giải thích sự cố này không ảnh hưởng tới tiến độ bởi lịch trình đặt ra bao gồm thời gian tiến hành sửa chữa. Trong thông báo hồi tháng 3, NASA cho biết kính viễn vọng không gian James Webb cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện hệ thống cuối cùng và vượt qua các thử nghiệm để đảm bảo phi vụ thành công.
Theo NASA, kính viễn vọng James Webb sẽ tìm kiếm những thiên hà đầu tiên hình thành trong vũ trụ thuở sơ khai và nhìn xuyên qua đám mây bụi để quan sát các sao tạo nên hệ thống hành tinh. "Đây là một cỗ máy thời gian với thiết bị quang học đủ nhạy để nhìn ngược quá khứ 13,5 tỷ năm", Scott Willoughby, một thành viên trong nhóm lắp ráp kính viễn vọng James Webb, chia sẻ.
James Webb sẽ thay thế kính viễn vọng Hubble của NASA, trở thành kính viễn vọng không gian mạnh nhất trong lịch sử. Hai bộ phận lớn nhất của nó là mặt gương chính và kính chống nắng. Chiếc kính sẽ phóng trên tên lửa Ariane 5 ở tỉnh Guiana, Nam Mỹ, năm 2020.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)