Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Có một mùa hè đúng nghĩa?

Tạp Chí Giáo Dục

Vy là HS ph thông trên cc đã vào k ngh hè như vn có hàng năm. Các bc “ngưi ln” cn phi có nhn thc rõ ràng rng con em mình “ngh” hè. Vy nghĩa là các cháu phi đưc “ngh ngơi” đúng nghĩa sau mt năm hc bn rn vi chương trình, bây gi HS bt đu bưc vào k “ngh” đ có thi gian “bi dưng” chun bc vào năm hc mi vi nhng yêu cu cao hơn.

Vậy các bậc phụ huynh cần phải có những động tác gì để thiết lập một mùa hè thật sự hấp dẫn cho con em mình, để khi tựu trường vào năm học mới các cháu “có gì đó” để kể lại, tự hào, “khoe khoang” với bạn bè. Ai mà không biết như vậy, nhưng để cho con một mùa hè thật sự ý nghĩa đâu dễ dàng.

Theo thông lệ, đến kỳ nghỉ hè, các nhà trường đều có thủ tục giới thiệu HS về các địa phương để “sinh hoạt hè”, nhằm mục đích “tuyệt đối không để HS tự do, không có tổ chức đoàn thể và chính quyền, gia đình quản lý; không để HS vi phạm pháp luật của Nhà nước, không để xảy ra tai nạn, thương tích, đuối nước… và các hoạt động cá nhân tự phát gây ra trong dịp hè”. Tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp luôn có kế hoạch trong việc tiếp nhận và tổ chức các hoạt động hè cho HS tại các địa phương, nhưng việc làm này ở một số địa phương vẫn còn hình thức và chưa thật sự hiệu quả. Các hoạt động này chưa địa phương nào trên cả nước có thể thu hút tất cả số HS nghỉ hè tham gia sinh hoạt một cách tự nguyện, hào hứng qua những nội dung thực chất, bổ ích, ý nghĩa và phù hợp với lứa tuổi của các em (điều này rất khó cho các cán bộ Đoàn, nhất là ở các phường xã). Từ đó, “mỗi năm đến hè”, luôn có một bộ phận phụ huynh (không hề nhỏ) “lòng man mác buồn” vì lại phải tìm một phương án khác cho con “nghỉ hè”.

Những gia đình ở thành thị có điều kiện có thể đưa con “về quê” để trẻ “hòa nhập với thiên nhiên” (quá lãng mạn), nhưng “về quê” (chưa chắc ai cũng có một “quê” – được hiểu theo nghĩa là một gia đình thân tộc hoặc đáng tin cậy để gửi con trong hè) thì phải có người quan tâm giám sát, quản lý các sinh hoạt có phần lạ lẫm và đôi khi “nguy hiểm” với các cháu (như sông nước); dẫn con đi du lịch để trẻ “nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá…” (quá lý tưởng), nhưng đi “du lịch” thì cha mẹ phải có điều kiện tài chính và thời gian (trong khi cha mẹ đâu có “kỳ nghỉ hè dài thoòng” như con. Vậy là phần lớn các HS, nhất là HS ở các đô thị, trở thành những đứa trẻ được “thả rông” với nhiều điều kiện, cơ hội để tiếp xúc và ảnh hưởng trước những điều không mong muốn do tác động từ xã hội. Còn ở nông thôn, với chuyện “3 giảm 3 tăng”, “1 phải và 5 giảm” ngốn hết thời gian và suy nghĩ của các nhà nông thời mới thì chuyện “thả rông” trẻ trong hè là “chuyện thường ngày ở huyện”, dẫn đến nhiều nguy cơ – như mới đầu hè đã xuất hiện hiện tượng HS bị đuối nước ở nhiều địa phương.

Đối với nhiều bậc phụ huynh, để (phần nào) “an ổn” trong kỳ nghỉ hè của con, giải pháp tốt nhất là tìm đến các điểm học thêm, với tâm lý là “giúp con không quên kiến thức trong những ngày hè, không bị tụt lại so với các bạn” và “để yên tâm làm việc mà không phải lo lắng nhiều”. Ngoài ra chưa kể chuyện “học thêm” trong hè đã trở thành thông lệ, “điều kiện ắc có và đủ” bởi tác động của “hiệu ứng đám đông” và trong đó không ít HS đến các lớp học thêm với tâm lý “đối phó với bố mẹ chứ không nhằm mục đích thu nhận kiến thức”… Có thể kiểm chứng khi đến hè là các lớp học thêm có dịp “trăm hoa đua nở” và ngày càng “đua nở trăm hoa” chứ không hề giảm sút dù các cấp quản lý giáo dục có nhiều hình thức kiểm soát, thậm chí ngăn cấm (nhưng không hiệu quả).

Nhiều phụ huynh cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng với học phí không phải là chuyện nhỏ và cũng có thời gian học nhất định chứ không phải suốt hè – Ví dụ cho con tham gia các học kỳ trong quân đội với thời gian khoảng 10-15 ngày và học phí 4-5 triệu đồng không phải là trong khả năng của nhiều phụ huynh. Ngoài ra với việc xuất hiện rất nhiều khóa học kỹ năng với những lời quảng cáo “có cánh” như hiện nay, để có kiến thức tìm kiếm một địa chỉ đáng tin cậy cho con em mình không hề đơn giản.

Các HS ở nông thôn, các HS gia đình làm nghề thủ công hay sản xuất tiểu công nghiệp có thể tham gia việc đồng áng hay sản xuất cùng cha mẹ, âu đó cũng là một hình thức rèn luyện sức khỏe, thay đổi môi trường hoạt động, mở mang kiến thức về ngành nghề của gia đình và có thể đóng góp thu nhập. Âu đó cũng là một kỳ nghỉ hè “có ý nghĩa”. Còn các trẻ ở thành thị, nhất là con em của gia đình công nhân (chiếm phần đông) với công việc bận rộn và thu nhập hạn chế thì giải pháp đơn giản nhất là “nhốt trẻ trong nhà” hoặc trẻ “tự nhốt trong nhà”. Vậy là trẻ phải “tự bơi” với chiếc phao gần tầm tay nhất là điện thoại, iPad, máy tính để qua đó suốt ngày lướt web, sa đà vào các thú vui tiêu khiển giết thời gian cực kỳ hấp dẫn như game online hoặc các trang không phù hợp mà cha mẹ không phải lúc nào cũng kiểm soát được. Chưa kể với thời gian rảnh rỗi nhiều trẻ tụ tập nhau với những thú vui vô bổ thậm chí là độc hại (như ma túy)… Với những trẻ này, một mùa hè trôi qua mà không mang lại một kết quả thiết thực nào, đôi khi mùa hè trở thành nỗi ám ảnh đối với các em.

Thiết nghĩ các bậc phụ huynh ai cũng muốn tạo cho con em mình có được những ngày hè bổ ích, lý thú và an toàn, hãy đừng quá mải miết mưu sinh mà để dẫn đến những hậu quả không đáng có, vô tình đánh mất kỳ nghỉ hè của con mình. Tùy theo điều kiện và khả năng hãy hướng trẻ vào các hoạt động thiết thực, như hướng dẫn con đọc sách và cùng trao đổi, bàn luận nội dung sách với con để tìm ra ý nghĩa luân lý của cuộc sống qua những điều đọc được trong sách; hướng trẻ đến với các hoạt động thể thao phù hợp để rèn luyện sức khỏe; tham gia các buổi học tập hay hoạt động năng khiếu để giải trí một cách lành mạnh; sắp xếp thời gian trong ngày để tự ôn tập kiến thức đã học trong trường (với mức độ hợp lý); quản lý giờ giấc sinh hoạt của con phù hợp với lứa tuổi…

Hiện nay, khi HS nghỉ hè thì nhìn chung, các trường cũng “đóng cửa nghỉ hè”. Các thầy cô phụ trách tổ chức các hoạt động cho HS như Tổng phụ trách Đội (ở các trường tiểu học và THCS), Bí thư Đoàn Thanh niên (ở các trường THPT) cũng… nghỉ hè. Vậy là trong thời gian hè, nhà trường (sau khi bàn giao HS về địa phương) không còn trách nhiệm gì với HS của mình (có nên không?). Có lẽ để đồng hành với phụ huynh trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động cho HS trong hè an toàn và ý nghĩa, các nhà trường cũng cần “mở cửa” trong thời gian hè để tập họp HS vào các hoạt động giáo dục mà với chuyên môn sư phạm của nhiều thầy cô luôn có hiệu quả và phù hợp với HS. Tất nhiên để làm được điều này, đòi hỏi phải có thay đổi nhiều mặt, nhất là về “tư duy nghỉ hè” của các nhà trường từ “nghỉ hè” là nghỉ hoạt động trong suốt thời gian hè sang thành “nghỉ hè” là nghỉ hoạt động giảng dạy trong thời gian hè. Vậy nhà trường vẫn hoạt động, nhưng để bảo đảm thời gian “nghỉ hè” cho GV thì các hoạt động trong hè diễn ra tại nhà trường sẽ do các lực lượng giáo dục khác tổ chức có sự phối hợp với các cấp quản lý giáo dục trong nhà trường (có thể có một khoản lệ phí nhất định nhằm tổ chức các hoạt động và thực hiện phương châm xã hội hóa giáo dục). Có được như vậy, HS tuy “nghỉ hè” nhưng vẫn gắn bó với nhà trường với các hoạt động vui chơi lành mạnh, phù hợp và có sự quản lý, chắc rằng sẽ nhận được sự đồng thuận của các bậc phụ huynh và bản thân HS sau kỳ nghỉ hè sẽ “có gì” để kể lại, tự hào và “khoe khoang” với bạn bè khi vào năm học mới.

Trn Đăng Huy (TP.Cn Thơ)

 

Bình luận (0)