Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Có một vẻ đẹp khác của Quảng Bình

Tạp Chí Giáo Dục

Ghi tên mình vào bn đ du lch bng qun th đng Phong Nha, Thiên Đưng, hang Sơn Đoòng nhưng Qung Bình còn là đa phương có rt nhiu di tích kho c, đim du lch ni tiếng ch khi nào chúng ta đt chân đến mi khám phá đưc v đp toàn bích ca các thng cnh nơi đây.


Bàu Tró nhìn t trên cao

Bàu Tró – Nét đp nên thơ và bí n

Lần đầu tiên đặt chân đến đất Quảng Bình, tôi thật sự may mắn khi ghé nhà người bạn thân ở sát ngay Bàu Tró. Đây là cơ hội hiếm có để tôi hiểu thêm về nền văn hóa cổ đại vùng đất miền Trung và được chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp thiên nhiên của hồ nước lớn giữa lòng TP.Đồng Hới.

Lối đi vào Bàu Tró là con đường trải nhựa già cỗi có rừng phi lau phủ đầy bóng mát. Không gian yên tĩnh ở một thế giới khác hoàn toàn trái ngược với cảnh xe cộ tấp nập của một phố thị đông dân. Ngồi sau xe anh Hồng Việt là người dân bản địa, những câu chuyện huyền bí về hồ nước ngọt nằm sát bờ biển Nhật Lệ càng thôi thúc tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về Bàu Tró. Trong sách giáo khoa, nơi đây cất giấu rất nhiều hiện vật rìu đá, bàn mài, mảnh gốm… có niên đại hơn 4.000 năm minh chứng cho nền văn minh thời tiền sử đồ đá mới của khu vực miền Trung. Những năm đầu thế kỷ 20, từ phát hiện của người Pháp về di chỉ khảo cổ học hồ nước ngọt mà Bàu Tró càng có thêm ý nghĩa lịch sử và gia tăng giá trị linh thiêng. Theo lời anh Việt, đến bây giờ Bàu Tró được hình thành ra sao và từ lúc nào cũng chẳng ai biết. Có tục truyền Bàu Tró chính là dấu chân mà người khổng lồ đi qua đây rồi để lại. Bởi thế về mùa hè, khi nước hồ cạn bớt nhìn rất giống một bàn chân to. Chỉ chạy xe máy chưa đến 10 phút, hồ Bàu Tró đã thấp thoáng trước mặt. Đúng lúc mặt trời lên, những tia nắng phương Đông chiếu lấp lánh như đùa giỡn nhau trên mặt hồ. Nếu hồ ở Đà Lạt được viền xanh bằng những rặng thông thì hồ Bàu Tró lại được bao phủ bởi màu của rặng cây lá phi lau trầm mặc. Xen lẫn trong đó là màu xanh của cả cánh rừng tràm nằm phơi mình trên những bãi cát vàng óng mịn. Đang mùa mưa thế nhưng nước hồ vẫn trong vắt tưởng như có thể soi gương được. Một cán bộ ở đây cho hay, truyền thuyết vẫn tin rằng hồ không có đáy vì nước không bao giờ khô cạn. Nhìn trong bản đồ, Bàu Tró chạy song song với bãi biển Nhật Lệ, đứng trên bãi cát Hải Thành nhìn xuống khoảng cách tưởng chừng chỉ vài bước chân thế nhưng nước Bàu Tró vẫn ngọt mát không hề bị pha chất mặn từ mạch nước biển cách không xa. Đây cũng là điều bí ẩn khó giải thích về truyền thuyết Bàu Tró. Vẻ u tịch của hồ nước vẫn không làm lạt phai từng cung bậc lãng mạn cảnh sắc nơi đây. Mùa nước lên, cây cối làm bạn với bóng mây tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Mùa nước rút cả hồ nước như khoác thêm chiếc áo màu vàng từ cát. Phi lau tầng tầng lớp lớp tạo nên bức trường thành ngăn sóng dữ từ biển tràn vào và tất cả hóa thành triệu dây đàn vang lên khúc nhạc du dương từ gió thổi.

Không chỉ gây ấn tượng với cảnh sắc hữu tình, hồ Bàu Tró còn là di chỉ quan trọng đại diện cho thời kỳ đồ đá mới. Mùa du lịch nhiều bạn trẻ quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đây check-in sưu tầm những tấm hình đẹp mang giá trị về với thiên nhiên và có độ lùi về lịch sử. 

Bãi Nhy – Vnh H Long thu nh

Đến Quảng Bình, tôi háo hứng khám phá Bãi Nhảy (hay còn gọi là quần thể Đá Nhảy) vì từng thấy những bức hình đẹp của bạn bè chụp ở nơi đây. Giữa bờ biển rộng, một kỳ quan đá mọc lên như tạo thành bức tranh sơn thủy hữu tình. Ở nhà người quen tại thị trấn Hoàn Lão thuộc huyện Bố Trạch, tôi không thể ngồi yên khi Bãi Nhảy cách đó chỉ 10 cây số. Từng ngồi trên nhiều chuyến xe đò đi qua đây, ai cũng nhớ đến các địa danh đèo Ngang, Lũy Thầy, phà sông Gianh, đèo Lý Hòa… nổi tiếng đất Quảng Bình dọc đường thiên lý Bắc Nam. Là đường biên của huyện Bố Trạch nên đèo Lý Hòa chỉ như một con dốc khoan thai trườn qua đỉnh núi để đến vùng đất huyện Quảng Trạch. Cũng giống như đèo Hải Vân, đèo Lý Hòa chạy song song với biển tạo nên đường kẻ chỉ hình vòng cung trên mặt đất.


Mt góc ca Bãi Nhy


Tác gi ti Bãi Nhy

Xe xuống dốc đèo cả quần thể Đá Nhảy đã hiện ra trước mặt. Nhìn từ xa đã thấy hình dáng các con vật được thiên nhiên tạc từ đá đứng ngồi sát biển. Ai đã từng đến Vịnh Hạ Long chắc hẳn càng thêm yêu bãi Đá Nhảy nơi đây. Cũng giống như Bàu Tró, không biết từ bao giờ có tên bãi Đá Nhảy nhưng chỉ cần nghe tên là có thể hình dung được cả kỳ quan thiên nhiên được tạo dựng ngẫu nhiên từ các khối đá khổng lồ. Có lẽ cái tên Đá Nhảy được đặt khi con người bắt gặp những đợt sóng lớn xô vào đây. Lúc đó những tảng đá không còn là vật vô tri vô giác mà đã hòa theo sóng biển nhảy nhót với nhau tạo nên những hình thù kỳ quái. Từng hòn đá còn ghi dấu thời gian bạc phếch trên thân thể mình bởi sóng biển ngày đêm cần mẫn bào mòn. Đây là hòn con cóc, con gà nhưng khi đứng ở góc nhìn khác lại là hình con thuyền đang bơi dưới nước hay chiếc giày của người khổng lồ để lại. Bàn tay điêu khắc của thiên nhiên nơi đây thật kỳ diệu. Ngay giữa biển còn có giếng Cóc nằm khép mình trong hang Cóc càng gây thêm tò mò cho du khách. Mùa lễ hội người dân ra đây lấy nước để dâng lên cúng trên đền thờ Nam Hải Đại Vương vì nguồn nước trong và mát. Đá Nhảy không chỉ là bãi tắm lý tưởng mùa du lịch mà còn là nơi mời gọi du khách leo núi, tản bộ và bắt ốc sò. Nhưng thích nhất là được đứng trên cao và cả lại gần chiêm ngưỡng thắng cảnh mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng. Nhiều rặng san hô được biển Quảng Trạch cất giấu nguyên vẹn sẽ là địa chỉ hấp dẫn cho những ai thích khám phá lòng đại dương. Đây còn là thiên đường cho những phó nháy say mê chụp ảnh, quay phim. Vì thế nhiều đoàn làm phim đã về đây lấy bối cảnh dàn dựng trong đó có bộ phim Người bất tử. Trong kháng chiến cùng với đèo Lý Hòa, bãi Đá Nhảy đã trở thành vị trí chiến lược quan trọng che giấu từng đoàn xe chở hàng ra tiền tuyến.

Phan Quang

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)