Chỉ cần gọt những vết “thâm” màu xanh phía ngoài củ khoai tây là có thể ăn được?
Khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không giập nát, còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có màu xanh nữa.
Nhiều người cho rằng, màu xanh ở khoai tây là bình thường vì chúng là thực vật nhưng điều này có đúng không?
Thực tế, màu xanh xuất hiện trên củ khoai tây chứng tỏ có sự hiện diện của một chất độc có hại trong khoai tây chứ không phải chất độc tạo ra màu xanh này.
Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh.
Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu củ khoai tây đã bị bị hư hại thì bạn nên loại bỏ chúng.
Đây cũng là lý do mà bà nội trợ không bao giờ cất khoai tây ở nơi có ánh sáng; chỉ nên lưu trữ chúng ở nơi thoáng mát và có nhiều bóng tối thì càng tốt.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, khoai tây nên được chiên ở nhiệt độ cao (khoảng trên 150oC), độc tố sẽ bị tiêu diệt.
Vậy nên cách tốt nhất là loại bỏ những củ khoai tây có màu xanh.
Theo Dân Trí
Bình luận (0)