Khi chúng ta thức dậy lúc 3h sáng và nằm trên giường lo lắng điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Nhưng có những quan điểm ngược lại
Quan niệm ngủ 8 tiếng mỗi đêm chỉ là một “quy ước thời hiện đại” và nó có thể khiến bạn có cảm giác mệt mỏi nhiều hơn, theo GS Jim Horne, TT Nghiên cứu giấc ngủ ĐH Loughborough, cho biết.
Con người chúng ta đã tiến hóa rất nhiều để có những giấc ngủ linh hoạt, bao gồm cả giấc ngủ trưa, mang lại những lợi ích thiết thực. Đó là lý do vì sao một giấc ngủ trưa ngắn 15 phút có thể hiệu quả hơn việc ngủ thêm 1 tiếng vào ban đêm.
GS Horne cho biết từ cách đây hàng trăm năm, việc chia nhau ngủ hằng ngày đã trở nên phổ biến. Tức là sẽ có những người được ngủ khoảng 2 tiếng vào sau bữa ăn rồi tỉnh giấc đến nửa đêm và rồi lại ngủ 3-4 tiếng… cho đến khi ngủ đủ 7 tiếng mà vẫn duy trì được bếp lửa và tạo được sự an toàn cho cả gia đình.
Trong khi đó, theo quan điểm hiện đại, thức dậy lúc nửa đêm là một điều xấu và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giấc ngủ. Ví như, khi chúng ta thức dậy lúc 3h sáng và nằm trên giường lo lắng về việc không ngủ được thì đó thực sự là một điều không tốt.
Tuy nhiên, nếu thay vì tiếp tục nằm trên giường, hãy cầm một cuốn sách, chơi trò chơi ghép hình… thì sẽ đến lúc bạn cảm nhận được rằng cơ thể đã sẵn sàng ngủ lại. Và sáng hôm sau, bạn vẫn hoàn toàn cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy sức sống khi tỉnh giấc.
Tuy nhiên, nếu thay vì tiếp tục nằm trên giường, hãy cầm một cuốn sách, chơi trò chơi ghép hình… thì sẽ đến lúc bạn cảm nhận được rằng cơ thể đã sẵn sàng ngủ lại. Và sáng hôm sau, bạn vẫn hoàn toàn cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy sức sống khi tỉnh giấc.
Theo Phương Uyên- Dân trí/MM
Bình luận (0)