Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Có nên nhịn bữa sáng để giảm cân?

Tạp Chí Giáo Dục

Để giảm cân, nhiều người lựa chọn bỏ qua bữa sáng nhằm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Nhiều người cho rằng việc bỏ bữa sáng sẽ khiến lượng thức ăn trong ngày nhỏ hơn, nhờ đó họ có thể giảm cân. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định việc làm này có 2 mặt. Do đó, mọi người nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Bỏ bữa sáng có hiệu quả?
Chế độ ăn nổi tiếng được nhiều người thực hiện là Intermittent Fasting 16/8. Với 24 tiếng trong ngày, người thực hiện sẽ nhịn ăn 16 tiếng, bao gồm bữa sáng. Họ chỉ nạp năng lượng vào thời gian còn lại.
Intermittent Fasting được khá nhiều người nổi tiếng trên thế giới áp dụng như Hugh Jackman, Jennifer Aniston, Scarlett Johansson… Họ đã có kết quả rất tốt khi thực hiện phương áp ăn kiêng này.
Bỏ bữa sáng có hiệu quả nhất định trong việc giảm cân.
Bỏ bữa sáng có hiệu quả nhất định trong việc giảm cân.
Huấn luyện viên Nguyễn Thế Anh (Hà Nội) cho biết: "Chế độ ăn bỏ bữa sáng khiến năng lượng nạp vào hàng ngày thấp hơn mức tiêu thụ. Kết hợp với tập luyện thể dục, thể thao, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu giảm cân về con số mong muốn".
Tuy nhiên, huấn luyện viên này khuyến cáo bỏ bữa sáng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị bệnh tim mạch, đường huyết hay thần kinh. Do đó, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này.
Điều gì xảy ra khi không ăn sáng?
+ Dễ mắc các bệnh về tim mạch
Năm 2013, Đại học Havard thực hiện nghiên cứu trên 27.000 người từ 45 đến 82 tuổi, có lối sống sinh hoạt tương đồng và được chia làm nhiều nhóm.
Qua đó, họ phát hiện những người thường xuyên bỏ bữa sáng có 27% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, những người này cũng dễ có các thói quen sinh hoạt xấu như uống rượu, hút thuốc, ăn khuya hoặc ngủ không đúng giờ.
Người mắc bệnh tim mạnh không nên bỏ bữa sáng.
Người mắc bệnh tim mạnh không nên bỏ bữa sáng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Lean Cahill (Havard, Mỹ), việc bỏ bữa sáng liên tục trong thời gian dài có thể dẫn tới các vấn đề huyết áp, tăng cholesterol xấu.
Chuyên gia này cho rằng dù chúng ta giữ được các thói quen sinh hoạt tốt, việc bỏ bữa sáng quá lâu vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
+ Thường xuyên thay đổi tâm trạng
Huấn luyện viên Thế Anh cho hay: "Đa số chúng ta thấy thường thấy thoải mái, buồn ngủ sau khi ăn. Nguyên nhân là thời điểm này, các chất dẫn truyền thần kinh gồm Serotonin (chất ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng con người) được đẩy lên cao".

Nhịn ăn sáng khiến tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt, khó kiểm soát lời nói.
Khi nhịn ăn, nồng độ các chất này giảm xuống dẫn đến tình trạng cáu gắt thường xuyên, dễ xúc động, nhạy cảm… Với trường hợp áp dụng Intermittent Fasting 16/8, chúng ta phải nhịn ăn trong 8 tiếng ngủ và 5 tiếng buổi sáng trước khi ăn trưa. Trong thời gian đó, nồng độ Serotonin sẽ xuống mức rất thấp.
Do đó, Thế Anh khuyên: "Nếu công việc yêu cầu tiếp xúc với khách hàng, đối tác, chúng ta nên ăn nhẹ trước giờ làm để tránh cáu gắt, không kiểm soát được lời nói".
+ Chu kỳ kinh nguyện không đều
Năm 2009, nhóm nghiên cứu sinh của trường Cao đằng Y tế Gandhi thử nghiệm trên 300 sinh viên nữ 17-22 tuổi có chế độ ăn khác nhau. Kết quả cho thấy đa số sinh viên bỏ bữa sáng có tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc đau bụng dữ dội hơn phần còn lại.
Nghiên cứu này không nói rõ về chế độ sinh hoạt của các sinh viên. Do đó, mối quan hệ giữa bỏ bữa sáng và chu kỳ kinh nguyệt chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đây là tín hiệu đáng báo động cho người thường xuyên bỏ bữa sáng.
Như vậy, việc bỏ bữa sáng không hoàn toàn có hại. Theo huấn luyện viên Nguyễn Thế Anh, người có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý vẫn có thể áp dụng những chế độ ăn yêu cầu bỏ bữa sáng khi giảm cân.
Thế Anh khuyến cáo chúng ta chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn, tránh những hậu quả không mong muốn.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)