Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Có nhiều lối… vào đại học

Tạp Chí Giáo Dục

HS không nên đ xô đi ôn luyn đ chy theo các phương thc xét tuyn. Vic tn dng các phương thc xét tuyn cn phi phù hp vi năng lc ca bn thân… Đó là li khuyên ca nhiu chuyên gia trong bi cnh mùa tuyn sinh ĐH năm 2022 tiếp tc din ra trong dch bnh.


Hc sinh lp 12 đưc chuyên gia tư vn chn ngành ngh (nh minh ha)

Nhằm tạo điều kiện tốt cho HS cũng như mong muốn thu hút được nhiều HS khá giỏi, nhiều trường ĐH trong tốp đầu đã điều chỉnh phương thức xét tuyển.

Đa dng phương thc tuyn sinh

TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM) nhìn nhận, trong xu thế tự chủ, các trường ĐH đang ngày càng đa dạng hơn trong phương thức tuyển sinh, hướng tới việc chọn lọc được những sinh viên chất lượng, phù hợp với phương hướng đào tạo của từng trường. Sự đa dạng trong phương thức tuyển sinh cũng đồng nghĩa với việc HS sẽ có nhiều hơn sự lựa chọn, gia tăng các cơ hội vào ĐH, song việc có quá nhiều lối rẽ cũng khiến cho các em gặp khó.

Chuyên gia này phân tích, vài năm trước, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT được xem là chìa khóa then chốt quan trọng để người học chọn hướng đi vào các trường ĐH. Đây hầu như cũng là phương thức xét tuyển phổ biến và trọng yếu nhất được các trường ĐH lựa chọn. Do vậy, HS chỉ có một cánh cửa để vào ĐH. Khi tính phân hóa của kỳ thi tốt nghiệp THPT không quá cao, phương thức xét điểm học bạ cũng như điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM được nhiều trường ĐH công lập và ngoài công lập sử dụng. Điều này mở ra thêm những cánh cửa mới để người học lựa chọn các hướng rẽ vào những ngành học, trường học mình yêu thích. “Vẫn sẽ có những phương thức truyền thống được các trường ĐH sử dụng phổ biến như ưu tiên xét tuyển; điểm thi tốt nghiệp THPT; điểm học bạ; kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM; chứng chỉ ngoại ngữ… Dù vậy, nhiều trường ĐH lại có sự linh hoạt kết hợp giữa một vài phương thức như điểm học bạ kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT; kết quả học tập và chứng chỉ ngoại ngữ…”, TS. Lê Thị Thanh Mai chỉ rõ. Đơn cử như Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), năm 2022 tuyển sinh với 6 phương thức, trong đó phương thức truyền thống sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm từ 15-50% chỉ tiêu. Phương thức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ đòi hỏi kết hợp thêm kết quả học tập từ loại khá hoặc loại giỏi trở lên, tùy theo chứng chỉ ngoại ngữ. Trong khi đó, năm 2022, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sử dụng kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt làm một trong những phương thức tuyển sinh của trường, bên cạnh các phương thức khác như điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển…

Trước sự đa dạng trên, TS. Lê Thị Thu Hà (ĐH Quốc gia TP.HCM) khẳng định, điều này nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết trong giai đoạn tự chủ và đổi mới giáo dục ĐH. Do đó, người học không nên đóng khung một phương thức tuyển sinh nào mà nên tận dụng tất cả các phương thức. Và thay vì hoang mang trước quá nhiều ngã rẽ thì nên tìm hiểu thật kỹ để tăng khả năng trúng tuyển ĐH…

Không đ xô ôn luyn theo tng phương thc

Khi các phương thức tuyển sinh được mở rộng, với mong muốn tận dụng triệt để các phương thức trong tuyển sinh, nhiều HS đã lựa chọn theo học các lớp ôn luyện cho từng phương thức như kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM… Điều này, theo các chuyên gia là không cần thiết. Bởi lẽ, những kỳ thi này hầu như mang kiến thức tổng quan về xã hội cũng như các kiến thức mà HS đã học trong chương trình THPT.

Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.3 (TP.HCM) cho hay, năm nay do việc học trực tuyến kéo dài gần như hết học kỳ I, vì vậy mức độ kiến thức trong các kỳ thi bao gồm cả thi tốt nghiệp THPT, đánh giá năng lực… sẽ có mức độ phù hợp với kiến thức, năng lực tiếp thu của HS. Tính phân hóa chắc chắn sẽ có nhưng không mang tính đánh đố. “Các em HS cần nắm thật chắc các kiến thức cơ bản mà thầy cô đã dạy trên lớp cùng với ý thức tự học, tự rèn luyện. Nếu chạy theo việc ôn luyện quá nhiều không những không giúp các em có thêm kiến thức mà ngược lại có thể khiến các em quá tải, kiệt sức. Sự đa dạng của các phương thức xét tuyển sẽ giúp các em phát huy hết năng lực bản thân, gia tăng khả năng trúng tuyển, học tập, theo đuổi những ngành học mà bản thân yêu thích; tuy nhiên hãy tỉnh táo lựa chọn phương thức phù hợp chứ đừng chạy theo tất cả các phương thức”, vị hiệu trưởng này nhấn mạnh.


Theo nhiu chuyên gia, hc sinh không cn phi đi ôn luyn đ chy theo các phương thc xét tuyn (nh minh ha)

Từ góc nhìn của một chuyên gia tư vấn tâm lý, ThS. Đỗ Văn Sự cho rằng bản thân HS có thể thích rất nhiều ngành học, mong muốn chọn lựa rất nhiều phương thức xét tuyển nhưng cần phải phù hợp về năng lực, tính cách, điều kiện… của bản thân. “Nếu các em thích quá nhiều ngành, không biết chọn ngành nào thì các em nên viết ra, ưu tiên những ngành mình thích nhất. Ngược lại, nếu các em không biết thích gì thì có thể sử dụng các phương pháp trắc nghiệm như kênh tham khảo sở thích và tính cách phù hợp với công việc nào. Hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè xem mình có phù hợp với ngành học hay không…”, ThS. Đỗ Văn Sự khuyên.

Về phương thức tuyển sinh, chuyên gia này chia sẻ, mỗi trường ĐH sẽ có thế mạnh đào tạo khác nhau. Cùng một chuyên ngành nhưng mỗi trường có thế mạnh riêng. Vì vậy, HS nên tận dụng các phương thức tuyển sinh để rộng cửa vào ĐH, song lựa chọn ngành học phải phù hợp với nhu cầu xã hội, công việc trong thời gian từ 5-10 năm tới. “Có một thực tế là nhiều HS hiện nay thường chạy theo các ngành học “hot”, ngành học nào ra trường làm việc thu nhập cao. Tuy nhiên, ngành học có thể “hot” nhưng không phải ai cũng phù hợp. Ngành học “hot” không quan trọng mà quan trọng là ngành học đó phải phù hợp với bản thân. Ví dụ như muốn theo đuổi các ngành về nghệ thuật, ngoài đòi hỏi về ngoại hình thì còn cần đến năng khiếu. Nếu bản thân không đủ năng lực nhưng lại rất ham thích thì các em hãy chọn một ngành học phù hợp với năng lực thực sự của mình, sau đó chọn lựa hướng đi thích hợp để theo đuổi ước mơ”, ThS. Đỗ Văn Sự nhắn nhủ.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)