Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Cơ sở Giáo dục Đại học không đủ năng lực tự chủ sẽ bị “tuýt còi“!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
GS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Dự thảo Luật Giáo dục Đại học cho phép các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong in ấn phôi văn bằng, cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học, chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng (điều 32). 

Như vậy, người sử dụng lao động có thể đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua chất lượng sinh viên tốt nghiệp với văn bằng do trường cấp. 
Dự thảo Luật Giao dục Đại học
Họp báo chuyên đề về Dự thảo Luật Giáo dục Đại học
 “Cơ sở giáo dục đại học được giao quyền tự chủ tương ứng với vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân với điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tự chủ, với cam kết trách nhiệm khi thực hiện tự chủ và với kết quả kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục đại học (điều 26)”,Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
Thực tế, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga có những trường có đội ngũ mạnh và kinh nghiệm quản lý tốt nhưng có những trường đội ngũ cán bộ giảng dậy còn mỏng và quản lý chưa vững vàng. Vì vậy, việc giao quyền tự chủ cho các trường trước mắt cần theo năng lực quản lý thực tế của từng trường. Do vậy, “việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học là không đồng loạt, mà có lộ trình, đồng thời nếu cơ sở giáo dục đại học không còn đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc có hành vi vi phạm trong các hoạt động theo các quyền đã giao thì các quyền đã được giao bị thu hồi.”
Ngoài các quyền tự chủ về tổ chức nhân sự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học…Dự thảo Luật còn nhấn mạnh đến tự chủ trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh (điều 28).
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học tự chủ tổ chức tuyển sinh, công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh đồng thời với các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo các phương thức do Bộ GD&ĐT quy định.
 Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Kim Khôi, Ban soạn thảo đã tiến hành tổng kết thực tiễn công tác giáo dục đại học và công tác thi hành pháp luật về giáo dục đại học: sưu tầm, biên dịch tài liệu, thông tin về giáo dục đại học và pháp luật về giáo dục đại học của một số nước.
Theo Nguyễn Thọ
(PL)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)