“Có thể tổ chức thi 3 chung, nhưng không nhất thiết phải có điểm sàn. Các nước tiên tiến trên thế giới vẫn tổ chức thi tuyển, test chung: chẳng hạn như thi TOEFL, IELTS và TOEIC… người ta vẫn tổ chức thi chung, cho ra kết quả và ai dùng kết quả đó thì đó là chuyện khác”. Ông Đặng Văn Định, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH Chu Văn An nêu quan điểm.
Việt Nam đi ngược lại với thông lệ Quốc tế
Ông Đặng Văn Định đánh giá: Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng VN có gửi kiến nghị lên Bộ kiến nghị về việc nên bỏ “điểm sàn chung” trong tuyển sinh. Quan điểm của Hiệp hội là có căn cứ. Đáng chú ý là kiến nghị trong việc xét tuyển nên để cho các trường tự chủ là hoàn toàn phù hợp với xu thế của giáo dục ĐH.
Ông Đặng Văn Định, Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH Chu Văn An
|
Vì nó liên quan đến quyền tự chủ của các trường. Trước đây chúng ta vẫn làm như thế, nhưng từ khi có phương thức điểm sàn đã nảy sinh rất nhiều khó khăn cho các trường.
“Trên thế giới chưa có nước nào làm như vậy, chúng ta cũng cần cân nhắc, tính trước tính sau. Về thông lệ quốc tế, điểm sàn chỉ “cấm” được những trường ở Việt Nam (không tuyển dưới sàn), nhưng các trường Quốc tế họ vẫn tuyển người của mình. Như vậy thì mình đã làm ngược lại quy trình trên thế giới”._Ông Định nhấn mạnh.
Bày tỏ quan điển trong việc tổ chức thi 3 chung và thực hiện điểm sàn, ông Định cho rằng: “Nhiều quan điểm cho rằng đã 3 chung thì phải có điểm sàn, nhưng tôi cho rằng: Có thể tổ chức thi 3 chung, nhưng không nhất thiết phải có điểm sàn.
Các nước tiên tiến trên thế giới vẫn tổ chức thi tuyển, test chung: chẳng hạn như thi TOEFL, IELTS và TOEIC… người ta vẫn tổ chức thi chung, cho ra kết quả và ai dùng kết quả đó thì đó là chuyện khác. Lẽ ra trong quản lý Nhà nước phải đóng vai trò đứng ra làm những cuộc thi, test chung đó, còn các trường dùng thế nào thì lại là chuyện khác. Như vậy thì một thí sinh ở Hà Nội có thể lấy kết quả thi và đăng ký học ở TP HCM, Bình Dương, Vũng Tàu đều được….
Thi tốt nghiệp phổ thông và thi Đại học… "đá" nhau
Ông Đặng Văn Định phân tích: Chúng ta có cuộc thi tốt nghiệp vào tháng 6, kết quả cao chót vót. Nhưng chỉ một tháng sau có cuộc thi đại học, kết quả đã lẹt đẹt. Nếu nhìn vào hai kết quả này có thể thấy vô tình đã “đá nhau”. Kết quả của "ông" ĐH ám chỉ rằng kết quả thi của "ông" Phổ thông chả ra sao cả. Trong tình thế đó, điểm sàn chính là nguyên nhân làm “chết” các trường top dưới, vô tình làm thui chột chủ trương xã hội hóa của cả nước”.
Ông Định còn cho biết thêm: Chuyển thi vào đại học nó xuất phát từ nhu cầu, cung cầu không cân đối nhau thì phải có thi, nhưng mà thi theo kiểu 3 chung như vừa rồi thì có những khía cạnh không ổn.
So với những năm trước thì điểm sàn năm nay cũng tương đương các năm, nhưng với cách quản lý và tuyển chọn như hiện nay thì sẽ rất khó cho công tác tuyển sinh của các trường, nhất là các trường NCL. Điểm sàn là một thước đo co giãn.
Nhìn chung, năm nay các trường NCL sẽ khó khăn trong công tác tuyển sinh. Khó khăn ở chỗ không biết Bộ sẽ tính toán số lượng thí sinh rôi ra để biết số được tuyển là bao nhiêu?. Số rôi dư tính theo sàn và chỉ tiêu được lấy của số người trên điểm sàn này nó chênh nhau nhiều hay ít? Có nghĩa là nguồn thực chất cho các trường NCL nhiều hay ít?
Ông Định cho rằng: “Vấn đề là chỉ tiêu cho các trường Công lập cho đến đâu thì Bộ cần tính toán. Hiện nay, cơ sở vật chất cho trường công lập cũng có hạn, được giao chỉ tiêu cũng “xông xênh”, bên cạnh đó các trường công lập lại còn mở các hệ đào tạo tràn lan. Như vậy thì nó sẽ gây lãng phí cho nhà nước và chiếm hết nguồn của các trường NCL”.
“Vai trò của Bộ quan trọng, Bộ nên mềm hóa chuyện này, việc thừa thiếu giữa các hệ… Linh hoạt để cho các trường tự chủ quyết định. Khi có sự đề nghị thì Bộ cần lắng nghe, những đề xuất của các trường miền núi, nông thôn….”_Ông Định nói.
"Theo tôi tìm hiểu và được biết: Đại học nông nghiệp I (một trong 8 trường ĐH lớn nhất cả nước) bây giờ cũng đã phải lấy sát điểm sàn rồi. Vậy thì số rôi ra ngoài sàn còn nhiều không? Nếu không còn thì nguồn tuyển của các trường NCL khó khăn. Năm nay, trường Chu Văn An tổ chức thi, có hơn 2000 thí sinh đăng ký thi, số người đến dự thi cũng đạt hơn 81% .
Trong đó có khoảng 300 thí sinh thi vào nguyện vọng 1 của trường. Trong số này nếu như theo mức điểm sàn của Bộ thì cũng chỉ được hơn 100 thí sinh đỗ. Như vậy số NV1 vào trường là rất ít, Chúng tôi đang chờ NV2, NV3. NV2, NV3 lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thậm chí có những yếu tố ảo, mà cả Bộ và các trường không biết và lường tới"._Ông Định bày tỏ lo ngại.
|
Theo Bùi Khương
(GDVN)
Bình luận (0)