Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Kiến trúc sư hàng đầu của công cuộc đổi mới

Tạp Chí Giáo Dục

Đng chí Võ Văn Kit gi nhim v Bí thư Thành y TP.HCM trong nhng năm đu gii phóng. Đây là giai đon khó khăn, đy th thách ca TP.HCM và cc đ xây dng b máy chính quyn, đm bo an ninh chính tr, n đnh cuc sng nhân dân. Ông đã đ li nhiu cng hiến và du n quan trng, là mt trong nhng kiến trúc sư hàng đu ca công cuc đi mi đt nưc…


Công ch
c, viên chc TP.HCM tham quan tìm hiu v đng chí Võ Văn Kit

1.Trong hơn 5 năm lãnh đạo TP.HCM, với cương vị Phó Bí thư rồi Bí thư Thành ủy, đồng chí Võ Văn Kiệt đã cùng lãnh đạo TP đưa ra những quyết sách hết sức năng động, phù hợp với tình hình thực tiễn, từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa TP dần đi vào ổn định để rồi sau đó trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.

Cụ thể, tháng 10-1975, TP.HCM đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng bộ máy chính quyền cách mạng các cấp. Trước đó, sau giải phóng, vào tiếp quản Sài Gòn là 2.820 cán bộ cùng lực lượng của Thành ủy và các đơn vị vũ trang. Lúc này, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo Ban Tổ chức phối hợp với Ban Tuyên huấn Thành ủy và Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ liên tục mở các lớp “Chiến thắng” cho cán bộ tù chính trị học tập. Những người này sau khi học tập, cải tạo hầu hết đã được phân công công tác, đáp ứng yêu cầu của TP sau giải phóng. TP cũng tổ chức lớp đào tạo cho khoảng 1.000 chủ tịch, phó chủ tịch phường, khóm, ấp; các lớp thông tin tuyên truyền cho 820 người để xây dựng chính quyền non trẻ lúc bấy giờ. Cùng lúc, TP tiếp nhận và bố trí công tác cho hàng ngàn cán bộ được Trung ương Cục, Ban Tổ chức Trung ương và các tỉnh chi viện cho TP. Hầu hết các cán bộ được phân công về các sở, ngành, quận, huyện đều giữ vai trò chủ chốt.

Nói về công tác xây dựng lực lượng thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm đảm nhiệm trọng trách là lãnh đạo TP của đồng chí Võ Văn Kiệt, ông Phan Nguyễn Như Khuê – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM – cho biết, bên cạnh việc quan tâm xây dựng ổn định chính trị, khôi phục và phát triển kinh tế, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo xây dựng lực lượng thanh niên xung phong xung kích tham gia thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

“Thanh niên xung phong TP trở thành lực lượng xung kích tham gia thu dọn, giải quyết hậu quả chiến tranh để lại; tham gia giáo dục các đối tượng tệ nạn xã hội; xung phong đi đầu trong việc trồng rừng, bảo vệ môi trường; tham gia tháo gỡ bom mìn, khai hoang xây dựng phát triển vùng kinh tế mới… Với phong cách năng động, sáng tạo, tư duy đổi mới và bầu nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng, đồng chí Võ Văn Kiệt đã truyền lửa nhiệt tình, gieo niềm tin, niềm tự hào vào tuổi trẻ TP”, ông Khuê nói.

2.Khi Chính phủ quyết định thành lập ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM, đồng chí Võ Văn Kiệt là người biến ý tưởng thành hiện thực, đồng thời trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng hai ĐH Quốc gia với ý tưởng mới về một nền giáo dục ĐH.

PGS.TS Trần Thị Mai – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho biết: “Tháng 1-1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị định 16 thành lập ĐH Quốc gia TP.HCM với sứ mệnh làm đầu tàu và nòng cốt cho hệ thống giáo dục ĐH nước nhà, phục vụ cho công cuộc phát triển, đổi mới đất nước. Đây là một chủ trương đúng. Bởi lẽ nước ta trong tiến trình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập khu vực và thế giới thì điều quan trọng hàng đầu là đào tạo con người, xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức trẻ có tâm và tài, đủ năng lực bắt kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến”.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, cuộc đời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đi cùng những năm tháng hào hùng của Đảng, của Nhà nước, nhân dân và nhất là TP.HCM. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là điểm tựa, là niềm tin, cảm hứng cho cán bộ chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân.

“Khi mọi người nhắc về chú Sáu Dân đều có mong muốn đất nước chúng ta có nhiều người như chú Sáu. Đồng thời nhắc nhở các thế hệ nối tiếp phải biết tự học, học thật, làm thật, sống thật với nhân dân, với Đảng; biết vận dụng sáng tạo vào bối cảnh mới, yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, điều kiện mới để tạo ra những giá trị mới góp phần đưa đất nước vượt qua thử thách, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cương lĩnh xây dựng đất nước và Nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra”, Bí thư Nên nhấn mạnh.

3.Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Võ Văn Kiệt luôn là tấm gương sáng để thế hệ ngày nay noi theo với phong cách, tư duy tươi trẻ, nhân văn, lạc quan, xuất sắc về chính trị, kinh tế, giáo dục. Đó là bài học về công tác giáo dục đạo đức, cách mạng – Giáo dục thanh niên phải liên hệ chặt chẽ với các cuộc đấu tranh xã hội, phải rèn luyện thanh niên trong thực tiễn đấu tranh cách mạng. Mỗi thanh niên cần chú trọng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thanh niên phải ra sức phấn đấu lao động, học tập, rèn luyện về mọi mặt. Là thanh niên thì sống nhân ái, sẻ chia, tương thân, tương ái, vì cộng đồng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; Bài học về thi đua học tập, lao động, sản xuất – Đoàn viên, thanh niên phải luôn đi đầu xây dựng xã hội học tập bằng nhiều hình thức khác nhau. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, nhất là ngoại ngữ, tin học để chủ động, tự tin trong hội nhập quốc tế; Bài học về tinh thần xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Bài học về tinh thần sống và làm việc có trách nhiệm với đất nước, dân tộc, Tổ quốc.

Suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập dân tộc và lý tưởng cách mạng, dù ở cương vị nào đồng chí Võ Văn Kiệt cũng luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, tin tưởng, bồi dưỡng, giáo dục, động viên, khích lệ để thế hệ trẻ vươn lên trong mọi hoạt động, xứng đáng hơn nữa với tinh thần thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.

ThS. Vũ Hà My – Ban Tuyên giáo TP.HCM – nhấn mạnh: “Đối với nhiều lớp thanh niên của TP, đồng chí Võ Văn Kiệt – bác Sáu Dân như là thần tượng. Tin tưởng, kỳ vọng vào thế hệ trẻ, bác Sáu Dân cho rằng cần làm sống lại những bài học lịch sử của ông cha đánh giặc giữ nước, nay trao lại cho thế hệ trẻ đang ra sức xây dựng lại đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Quyết sách đó, bản lĩnh đó, xuất phát từ cái tâm trong sáng, từ tình yêu nước thương dân vô bờ, từ tầm cao rộng của một trí tuệ nhạy bén, sắc sảo mà không phải ai cũng có được”.

Minh Phương

Bình luận (0)