Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Cô Thủy nghiên cứu về… nước

Tạp Chí Giáo Dục

Là mt trong 9 cá nhân va đưc nhn gii thưng “Qu cu vàng 2017” do Trung ương Đoàn TNCS H Chí Minh và B Khoa hc – Công ngh trao tng, n tiến sĩ Nguyn Th Thy (ging viên Khoa Công ngh sinh hc và K thut môi trưng Trưng ĐH Công nghip thc phm TP.HCM) gây n tưng vi các nghiên cu v x lý nưc cho nhng trưng hp khn cp như bão lt, thiên tai hay nưc thi các cơ s in n.

TS. Nguyn Th Thy thưng đi mưn phòng lab, “gi” sinh viên đến các nhà máy đ tp tành nghiên cu

TS. Nguyễn Thị Thủy sinh năm 1984, quê gốc Hà Nội. Đến nay, chị có 4 bài báo đăng trên tạp chí ISI và 7 bài đăng tại các hội thảo quốc tế. Chị còn là đồng tác giả một bài viết trong chương sách quốc tế về hệ thống xử lý nước sử dụng màng, mục tiêu ứng dụng trong các tình huống khẩn cấp, thiên tai.

Mày mò tìm nưc sch

Ngẫu nhiên cô giáo mang tên Thủy lại có duyên với khá nhiều nghiên cứu về… nước. Chị cho biết, bên cạnh đề tài luận án tiến sĩ “Phân tích các hợp chất ngoại bào từ tảo trong nước bề mặt” thì nghiên cứu về xử lý tìm nước sạch sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp như bão lụt, thiên tai là đề tài chị được giáo viên hướng dẫn gợi ý cho luận văn thạc sĩ tại Thái Lan trước đây. Đây cũng là vấn đề nữ giảng viên trẻ tâm huyết. Vì ở Việt Nam và cả nhiều nước, sau thiên tai, nhu cầu sử dụng nước sạch là vô cùng bức thiết. Thế nhưng, nước từ ao hồ thường không thể đưa vào sử dụng ngay, cần phải qua xử lý.

Mục tiêu của đề tài là phát triển hệ thống xử lý nước uống cho những tình huống khẩn cấp như thiên tai lũ lụt, thiếu điện. Hệ thống này sử dụng màng lọc, với nguồn nước cấp từ ao, hồ, sông và tận dụng sức lực con người để vận hành bơm tay, không sử dụng điện. Mang tính ứng dụng cao, đề tài đã đoạt giải thưởng President’s choice của AIT (Thái Lan) vào năm 2010. Hệ thống này nhỏ gọn, thiết thực trong tương lai nên chị ấp ủ dự định tiếp tục theo đuổi phát triển đề tài ở thời gian tới.

TS. Nguyn Th Thy hưng dn sinh viên hc ngoài gi lên lp

Hiện chị tham gia 1 đề tài khác đang triển khai bởi Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ TP.HCM: “Ứng dụng công nghệ keo tụ điện hóa trong xử lý nước thải công nghiệp”. Đề tài đưa ra hướng ứng dụng công nghệ mới là keo tụ điện trong xử lý nước thải công nghiệp khó phân hủy sinh học như mực in, cà phê, dệt nhuộm với nồng độ màu và các chất hữu cơ cao. Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả cũng như giảm thời gian xử lý, giảm yêu cầu về diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải. “Nếu đề tài được đưa vào thực tế, các vấn đề về môi trường sẽ được giải quyết với chi phí tiết kiệm” – nữ tiến sĩ cho biết.

Thời gian tới, chị cho hay sẽ tập trung hơn vào các đề tài nghiên cứu ứng dụng nước sạch vào thực tế. Ở Việt Nam, các công nghệ về truyền thống đã phát triển, hướng của chị là tập trung ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Tìm hưng nghiên cu cho sinh viên

Hiện nữ giảng viên trẻ khá bộn bề với công việc đi dạy, nghiên cứu khoa học, vừa chăm lo gia đình với hai con nhỏ. Với chị, thiếu phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học hiện là trở ngại lớn đối với bản thân giảng viên và sinh viên. Để khắc phục khó khăn, chị lặn lội đi mượn phòng lab, thường xuyên đến các nhà máy “gửi” sinh viên vào môi trường thực tế nghiên cứu.

TS. Nguyn Th Thy cùng lãnh đo Trưng ĐH Công nghip thc phm TP.HCM ti l trao gii Qu cu vàng 2017

+ Từ năm 2003, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Bộ Khoa học – Công nghệ tổ chức giải thưởng Khoa học kỹ thuật thanh niên Quả cầu vàng hàng năm cho 10 tài năng trẻ xuất sắc về khoa học kỹ thuật.

+ Giải thưởng Quả cầu vàng 2017 đã xét trao cho 9 tài năng trẻ xuất sắc trên khắp cả nước thuộc 5 lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ y – dược; công nghệ sinh học; công nghệ môi trường và công nghệ vật liệu mới.

Theo chị, tập tành nghiên cứu khoa học sẽ cho sinh viên nhiều trải nghiệm, sự vững vàng nhờ đụng chạm đến nhiều lĩnh vực kiến thức, giải quyết nhiều tình huống thực tế. Bản thân chị, cũng xuất phát từ đam mê nghiên cứu khoa học mà có những bước đi sâu hơn, học lên cao hơn ở các quốc gia. 

Năm 2008, tốt nghiệp ngành công nghệ và quản lý môi trường Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, chị nhận học bổng thạc sĩ quản lý và kỹ thuật môi trường tại Viện Công nghệ châu Á (AIT) ở Thái Lan với mong muốn đơn giản đi ra nước ngoài để tìm hiểu và mở mang kiến thức, nâng cao khả năng nghiên cứu. Hoàn thành thạc sĩ, chị tiếp tục học tiến sĩ tại Đài Loan, cũng nơi đó, chị gặp và bén duyên với chồng (cũng là giảng viên) sau này. Chị lần lượt sinh hai con nhỏ tại Đài Loan và cả gia đình khi ấy sinh sống, học tập trong khuôn khổ hạn hẹp từ nguồn kinh phí học bổng của cả hai vợ chồng. Bên cạnh những bận bịu từ cuộc sống riêng tư, lắm lúc chị còn rơi vào bế tắc, căng thẳng do không tìm được hướng nghiên cứu mới.

Điều kỳ lạ là nữ tiến sĩ trẻ không cảm thấy khó khổ mỗi khi nhìn về quãng đường đã trải qua, chị chỉ quan niệm đơn giản: “Mình thấy đủ, mọi thứ sẽ ổn”…

Mê Tâm

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)