Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cổ tích một ngôi trường Việt mang tên cô gái Nhật

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đến Vit Nam trong mt chuyến du lch khi đang còn là cô sinh viên năm th 3, n sinh ngưi Nht Takahashi Junko đã ghi vào nht ký ca mình ưc mơ giúp nhng đa tr nghèo đưc hc trong ngôi trưng vng chãi. Nim ưc mơ đó đã đưc gia đình thc hin sau khi cô qua đi vì không may b ti nn giao thông…


Các h
c sinh Trưng TH Junko đưc hc tp dưi mái trưng do n sinh Nht Bn giàu lòng nhân ái trao tng

Ngôi trưng Junko trên quê nghèo x Qung

Người dân miền quê nghèo Điện Phước (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) không ai quên ân tình của cô gái Nhật dành tặng cho con em họ ngôi trường vững chãi để viết nên những tương lai tươi sáng. Thầy Lê Quốc Hà – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Junko bảo, ngôi trường không chỉ giúp hàng chục thế hệ học trò nghèo có nơi chốn ấm áp để học tập mà các em học sinh và cả thầy cô giáo ở đây còn học thêm bài học về lòng nhân ái và sự sẻ chia.

Tròn 30 năm về trước, Junko lúc đó đang là sinh viên năm thứ 3 của Trường ĐH Meiji Gakuin (Minh Trị Học viện), cô đã cùng một người có chuyến du lịch một tháng tại Việt Nam. Ở đây, Junko và bạn đã đặt chân đến nhiều nơi ở Hà Nội, Đà Nẵng, Hội An và TP.Hồ Chí Minh. Mỗi nơi đi qua, Junko đều ghi lại những kỷ niệm ấn tượng của mình vào nhật ký như mà một sự trải nghiệm cần thiết của đời người. Ngoài những vẻ đẹp phong cảnh, sự thân thiện của con người và văn hóa ẩm thực, Junko ghi thêm những dòng trăn trở về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo không được đến trường và niềm ước mong của cô dành cho trẻ em thiệt thòi. Ba tháng sau chuyến tham quan trở về, Junko không may bị tai nạn giao thông và qua đời. Ông bà Takahashi Hirotaro lần giở cuốn nhật ký của con và đọc được ước nguyện. Gượng dậy sau nỗi đau mất con, ông bà bắt đầu nghĩ đến việc thay con trở lại Việt Nam để xây tặng trường học từ số tiền hơn 1 tỷ đồng do ông bà tặng con nhân dịp lễ trưởng thành năm 20 tuổi, tiền bảo hiểm và phúng điếu của con gái. Năm 1995, ông bà Takahashi Hirotaro mang theo di ảnh của người con gái đến tham dự lễ khánh thành ngôi trường trên miền quê nghèo Điện Phước.


Di 
nh ca cô gái Nht Bn Junko đưc đt trang trng trong phòng truyn thng nhà trưng như mt s tri ân

Hành trình biến ước mơ thành hiện thực của Junko là một câu chuyện dài. Ngày đó, ông bà Takahashi Hirotaro đã đến gặp GS. Ebashi Masahiko – giáo sư hướng dẫn của Junko để trình bày ước nguyện. Cảm động trước tấm lòng của học trò, GS. Ebashi Masahiko đã nghĩ ra cách tìm gặp bạn của mình là GS.TS Trần Văn Thọ – một người con xứ Quảng đang công tác tại Nhật để nói lên mong muốn tìm cầu nối thực hiện ước mơ của Junko. Trở về quê, GS.TS Trần Văn Thọ đã trực tiếp đến gặp Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng lúc bấy giờ để đề xuất ý kiến. Những cuộc họp bàn sau đó đã đi đến thống nhất chọn ngôi trường TH Hoàng Hoa Thám ở xã Điện Phước để xây mới. “Các bên thống nhất chọn Điện Phước vì đây là xã không quá xa Hội An hay Đà Nẵng để người Nhật, nhất là các thế hệ sinh viên Đại học Meiji Gakuin, có thể dễ dàng ghé thăm khi đến Việt Nam. Năm học 1995-1996, khánh thành ngôi trường mới. Khai giảng năm học có có 950 học sinh”, GS.TS Trần Văn Thọ kể lại. Năm 2000, ông bà Takahashi Hirotaro cùng những người bạn của Junko lại viết tiếp ước mơ cho trẻ em Điện Phước bằng việc đầu tư xây thêm 5 phòng học và nhiều dụng cụ học tập phục vụ việc dạy học đầy đủ hơn. Cảm động trước tấm lòng của Junko và gia đình, năm 2003, trường TH Hoàng Hoa Thám được đổi tên thành trường TH Junko.

Tiếp sc hc trò nghèo

Trường TH Junko được xây dựng xong, ngay sau đó Trường ĐH Meiji Gakuin đã lập Hiệp hội Junko (Junko Association – JA) để tiếp nối sứ mệnh còn dang dở của nữ sinh giàu lòng nhân ái. Hiệp hội Junko đã phối hợp với ĐH Đà Nẵng chắp cánh ước mơ cho hàng chục học sinh, sinh viên đi du học Nhật Bản. Bên cạnh đó còn thường xuyên trao học bổng cho học sinh nghèo. Thầy Lê Quốc Hà chia sẻ: “Hàng năm, Hiệp hội Junko đều cử đại diện sinh viên sang giao lưu, trao học bổng cho những học sinh vượt khó học tập của trường và giúp tu sửa cơ sở vật chất. Ngoài ra còn hỗ trợ học bổng cho học sinh của trường và các trường tiểu học lân cận ở Điện Bàn như Trường Tiểu học Kim Đồng, Huỳnh Thúc Kháng và một số trường tiểu học tại Đà Nẵng… Đặc biệt, mỗi năm, sẽ có một sinh viên thuộc ĐH Đà Nẵng đã từng học tại Trường Tiểu học Junko được chọn trao học bổng toàn phần bao gồm ăn ở, đi lại và học tập tại Trường ĐH Meiji Gakuin”.


Hàng năm, các sinh viên c
a Hip hi Junko đu tr li Qung Nam trao hc bng cho hc sinh Trưng TH Junko

“Bài hc mà cô gái đến t x s mt tri đ li rt đáng quý trong cuc sng, góp phn hun đúc nên phm cht nhân hu, yêu thương và chia s trong mi thế h hc trò. Và hơn thế là nghĩa tình gn kết hu ngh gia Vit Nam và Nht Bn”, thy Lê Quc Hà nói.

Sợi dây tình cảm giữa gia đình Junko với ĐH Meiji Gakuin và Trường Tiểu học Junko suốt hơn 27 năm qua rất bền chặt. Năm 2020, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio cũng đã đến thăm trường TH Junko. Trong chuyến thăm ấy, Đại sứ Umeda Kunio cho biết sẽ cùng UBND tỉnh Quảng Nam xúc tiến các chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện để Trường Tiểu học Junko tổ chức dạy tiếng Nhật và tiếp tục duy trì việc trao tặng học bổng cho các em học sinh. Ngay sau đó, nhà trường cũng đã được đầu tư xây dựng một khối nhà mới với 4 phòng học, phục vụ cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới.

Thầy Hà kể, Trường TH Hoàng Hoa Thám trước khi chưa được gia đình Junko đến hỗ trợ xây dựng là một ngôi trường nghèo, thiếu thốn đủ thứ. Khi được đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng, suốt 27 năm qua, hàng chục ngàn học sinh của Điện Phước đã học tập dưới mái trường mới khang trang, đầy đủ tiện nghi. Phần lớn trong số đó đã thành đạt, nhiều thế hệ học trò trở lại chung tay dìu bước các em đi sau. Nơi đây còn trở thành điểm tránh lũ cho bà con vào mỗi mùa bão lũ lớn. Tri ân nghĩa tình ấy, nhà trường cũng đã dành một không gian trang trọng trong phòng truyền thống để đặt di ảnh của Junko.

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)