Từ một cô bé nhà nghèo chỉ học đến lớp 6, “trót” đam mê nghề dạy học, cô giáo Bùi Thị Ngọc Mai đã có hơn 25 năm dạy chữ, "trồng người" cho trẻ em xóm chài nghèo ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang.
Không biên chế trong ngành sư phạm, cô Mai đang âm thầm viết nên câu chuyện cổ tích về nghề giáo…
Học phổ cập để thành cô giáo
Lớp học phổ cập do cô Mai làm chủ nhiệm nằm ven đường Võ Thị Sáu, dành cho những đứa trẻ nghèo không được đến trường. Chính cô Mai cũng từng ngồi học phổ cập như các em bây giờ. Sinh năm 1965, ham học từ nhỏ với giấc mơ làm cô giáo, nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba và mẹ đều ốm yếu nên cô phải đi làm thuê. Cô bé học trò buổi đi học, buổi ra bến gánh cá, gánh mắm, xúc đá… Năm người em càng ngày càng lớn, những chuyến làm thuê của cô bé ham học cũng không đủ làm no bụng các em. Học hết lớp 6, cô nghỉ hẳn để đi làm ở cảng cá.
Năm 17 tuổi, giấc mơ làm cô giáo càng cháy bỏng hơn, khi ra cảng cá thấy rất nhiều bạn bè, em nhỏ không một chữ cắn đôi. Thế nhưng, với vốn kiến thức lớp 6 thì không thể giúp gì ngoài chuyện đọc và viết thư cho người yêu ở xa giùm bạn. Cô đăng ký đi học phổ cập; sang lớp 10 thì hằng ngày cô đạp xe 6 – 7 cây số lên Nha Trang học tiếp. Sự kiên nhẫn đã giúp cô theo đến hết lớp 11. Khi nghe phường mở lớp xóa mù, cô xung phong dạy và được đồng ý.
Lớp học phổ cập do cô Mai làm chủ nhiệm nằm ven đường Võ Thị Sáu, dành cho những đứa trẻ nghèo không được đến trường. Chính cô Mai cũng từng ngồi học phổ cập như các em bây giờ. Sinh năm 1965, ham học từ nhỏ với giấc mơ làm cô giáo, nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba và mẹ đều ốm yếu nên cô phải đi làm thuê. Cô bé học trò buổi đi học, buổi ra bến gánh cá, gánh mắm, xúc đá… Năm người em càng ngày càng lớn, những chuyến làm thuê của cô bé ham học cũng không đủ làm no bụng các em. Học hết lớp 6, cô nghỉ hẳn để đi làm ở cảng cá.
Năm 17 tuổi, giấc mơ làm cô giáo càng cháy bỏng hơn, khi ra cảng cá thấy rất nhiều bạn bè, em nhỏ không một chữ cắn đôi. Thế nhưng, với vốn kiến thức lớp 6 thì không thể giúp gì ngoài chuyện đọc và viết thư cho người yêu ở xa giùm bạn. Cô đăng ký đi học phổ cập; sang lớp 10 thì hằng ngày cô đạp xe 6 – 7 cây số lên Nha Trang học tiếp. Sự kiên nhẫn đã giúp cô theo đến hết lớp 11. Khi nghe phường mở lớp xóa mù, cô xung phong dạy và được đồng ý.
Cô Mai và lớp học xóa mù chữ.
Không chỉ đảm nhiệm các lớp phổ cập trong phường, cô Mai còn kiêm luôn cả xã Phước Đồng bên kia cầu Bình Tân. 25 năm đối với cô dạy là niềm vui, tình thương với sắp nhỏ nghèo, bởi có lúc được địa phương trả thù lao 100.000 – 150.000 đồng mỗi tháng, lúc thì không như hai năm nay. Tháng vừa rồi các giáo viên trường tiểu học Vĩnh Trường góp lại hằng tháng bồi dưỡng cô 200.000 đồng.
Dạy phổ cập ở nhiều nơi tại Khánh Hòa, buổi đầu đi học thì đông; nhưng ít ngày sau bớt dần, thậm chí có khi phải xóa lớp. “Với lớp cô Mai thì học sinh luôn đi học đều, dù có đến trễ hay muộn, vì cô luôn tìm hiểu hoàn cảnh từng em và hết lòng vận động đến lớp”, cô Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Hiệu trưởng Tiểu học Vĩnh Trường, nhận xét.
Hơn một năm nay, hoàn cảnh cô Mai càng khó khăn hơn, khi chồng cô qua đời vì tai nạn. Con đường hơn 4 cây số từ Vĩnh Trường về ngôi nhà ở nhờ càng xa và cô quạnh hơn. Càng khó, càng khổ, cô càng dồn hết tâm sức cho lớp học tình thương.
Dạy phổ cập ở nhiều nơi tại Khánh Hòa, buổi đầu đi học thì đông; nhưng ít ngày sau bớt dần, thậm chí có khi phải xóa lớp. “Với lớp cô Mai thì học sinh luôn đi học đều, dù có đến trễ hay muộn, vì cô luôn tìm hiểu hoàn cảnh từng em và hết lòng vận động đến lớp”, cô Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Hiệu trưởng Tiểu học Vĩnh Trường, nhận xét.
Hơn một năm nay, hoàn cảnh cô Mai càng khó khăn hơn, khi chồng cô qua đời vì tai nạn. Con đường hơn 4 cây số từ Vĩnh Trường về ngôi nhà ở nhờ càng xa và cô quạnh hơn. Càng khó, càng khổ, cô càng dồn hết tâm sức cho lớp học tình thương.
Mẹ hiền của xóm chài
Lớp học của cô Mai có hai lớp (1 và 2) học ghép với nhau, bảng được chia làm đôi. Bên này dạy toán, bên kia tập viết. Sắp nhỏ tóc đen, tóc đỏ, quần dài, quần ngắn… có đủ thành phần, lứa tuổi sinh từ năm 1996 đến 2000. Những học trò nghèo có mái tóc hòa quyện mùi nắng, cá, đến lớp còn mang theo bao tải, khay đựng cá. Cô Mai cho biết: Các em đi học đều, nhưng lúc trễ lúc sớm, bởi hầu hết phải phụ cha mẹ kiếm tiền ở ngoài cảng cá.
Những năm gần đây, người dân kiếm sống từ biển ngày một khó khăn. Nhiều nhà quá nghèo, nên nhiều em phải ra bãi cá trước khi kịp đến trường, và không ít em ở đây biết đến cần-xé, khay cá trước khi biết chữ. Nhưng để giữ được học sinh đến lớp thì cô giáo phải biết "dụ" hơn những tiệm nét, games đang mọc lên nhan nhản. Thậm chí, nhiều em có lý do đi học rất hồn nhiên: “Đôi lúc làm thuê có tiền, muốn chát, chơi games giống các bạn nhưng không biết chữ nên chịu chết. Được cô Mai đến nhà vận động nên em đến đây học”, Bùi Đăng Tâm, 13 tuổi, kể.
Vì thế, lớp học của cô Mai lúc nào cũng sôi động bằng những bài hát, trò chơi, rồi mới đến học chữ và âm thầm uốn nắn tính cách từng em.
Trải qua 25 mùa 20/11, ngày Nhà giáo đối với cô Mai rất đặc biệt, bởi ngày đó học sinh đi học đông hơn, có em còn tặng cô hoa. Tình thầy trò ở xóm chài nghèo vậy thôi nhưng ấm áp.
Lớp học của cô Mai có hai lớp (1 và 2) học ghép với nhau, bảng được chia làm đôi. Bên này dạy toán, bên kia tập viết. Sắp nhỏ tóc đen, tóc đỏ, quần dài, quần ngắn… có đủ thành phần, lứa tuổi sinh từ năm 1996 đến 2000. Những học trò nghèo có mái tóc hòa quyện mùi nắng, cá, đến lớp còn mang theo bao tải, khay đựng cá. Cô Mai cho biết: Các em đi học đều, nhưng lúc trễ lúc sớm, bởi hầu hết phải phụ cha mẹ kiếm tiền ở ngoài cảng cá.
Những năm gần đây, người dân kiếm sống từ biển ngày một khó khăn. Nhiều nhà quá nghèo, nên nhiều em phải ra bãi cá trước khi kịp đến trường, và không ít em ở đây biết đến cần-xé, khay cá trước khi biết chữ. Nhưng để giữ được học sinh đến lớp thì cô giáo phải biết "dụ" hơn những tiệm nét, games đang mọc lên nhan nhản. Thậm chí, nhiều em có lý do đi học rất hồn nhiên: “Đôi lúc làm thuê có tiền, muốn chát, chơi games giống các bạn nhưng không biết chữ nên chịu chết. Được cô Mai đến nhà vận động nên em đến đây học”, Bùi Đăng Tâm, 13 tuổi, kể.
Vì thế, lớp học của cô Mai lúc nào cũng sôi động bằng những bài hát, trò chơi, rồi mới đến học chữ và âm thầm uốn nắn tính cách từng em.
Trải qua 25 mùa 20/11, ngày Nhà giáo đối với cô Mai rất đặc biệt, bởi ngày đó học sinh đi học đông hơn, có em còn tặng cô hoa. Tình thầy trò ở xóm chài nghèo vậy thôi nhưng ấm áp.
Theo Anh Thư
Báo Đất Việt
Báo Đất Việt
Bình luận (0)