Khái niệm về tri thức mở, không hẳn ra đời cùng Internet nhưng được Internet chắp cánh lan toả nhanh chóng, tự thân vốn dĩ cũng là khái niệm mở.
Trong các hệ thống tri thức, một hệ thống tri thức mở là một hệ thống đối lập với hệ thống tri thức đóng truyền thống, là hệ thống tri thức dựa trên các định đề, tiên đề cố định, không thay đổi. Hệ tri thức mở dựa trên các tiền đề, mà bản thân các tiền đề đó cũng luôn thay đổi trong quá trình phát triển, tiến hóa, cọ sát với thực tiễn. Hình học Euclid có thể là một ví dụ tốt về hệ tri thức đóng với hệ 7 tiên đề. Nhưng khi không gian của chúng ta mở rộng ra, chỉ ngay trên toàn trái đất thôi thì hệ thống tri thức Euclid trở nên không phù hợp.
Trong phiên bản định nghĩa 1.0 của Open Defination có đề nghị một định nghĩa xuất phát của tri thức mở với một số nguyên tắc về tính mở, dạng đơn giản nhất tập trung vào quá trình tiêu dùng tri thức, coi khái niệm mở nẳm ở tự do sử dụng, tái sử dụng và tái phân phối tri thức.
Hệ thống học liệu mở của Viện công nghệ Massachuset (MIT Open Course Ware) là có thể là một thí dụ tốt cho định nghĩa trên, với các bài giảng, học liệu được đưa lên mạng toàn cầu, cho phép sử dụng và phân phối tự do.
Wikipedia là một bách khoa toàn thư là kết quả của sự cộng tác của chính những người đọc từ khắp nơi trên thế giới. Wikipedia có thể là một minh họa tốt cho tất cả các tư tưởng trên, khi tri thức được liện tục cập nhật, bổ sung, và phân phối lại.
Bản thân tại Việt Nam, khái niệm về tri thức mở cũng được nhiều cộng đồng đón chào nhiệt liệt. Có thể kể đến tạp chí VipLOK (Vietnamese Public Library of Knowledge) do nhóm các nhà khoa học Việt kiều ở nước thành lập, hay hệ thống từ điển mở Baamboo Tra từ thay vì hệ từ điển định nghĩa đóng truyền thống.
Nhiều người tìm thấy ở tư tưởng về tri thức mở này lợi ích cho các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hóa, khi mà các lợi ích về thương mại ngày càng trở nên đáng hoài nghi. Họ lập luận rằng thương mại làm các nước nghèo thu về được 1 đồng, thì các nước giàu thu lợi 10 lần hơn thế. Các dòng vốn tư bản và hàng hóa đến rồi đi nhanh chóng khi có bất ổn. Hơn thế thương mại không làm được việc cải tạo xã hội mà thậm chí còn gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Chỉ có tri thức, công nghệ, tiến bộ khoa học khi đã đến rồi là ở lại, gieo mầm hi vọng về một xã hội tốt đẹp hơn.
Nói như tiến sĩ Ngô Quang Hưng, giảng viên Đại học New York phiên bản toàn cầu hoá 3.0 nhờ không phải bởi các tập đoàn xuyên quốc gia khổng lồ hay tổ chức tiền tệ thế giới mà bởi cơ man nào là các cá nhân ngồi bên chiếc PC nối mạng, học tập, lao động và sáng tạo từng phút từng giây. Và đây chính là tư tưởng cơ bản hình thành nên một không gian của tinh thần mở, tri thức mở.
Buổi gặp gỡ các thành viên do ban quản trị của Wikipedia tiếng Việt dự định sự kiện sẽ diễn ra tại phòng Hội thảo (tầng 10) Thư viện Điện tử của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội từ lúc 8 giờ ngày 8/11/2008.
Đồng tổ chức với ban quản trị Wikipedia tiếng Việt còn có các thành viên quản trị nhóm thư viện khoa học VLOS, và Baamboo tra từ, những website làm việc dựa trên tính mở của phần mềm wiki. Tại Wikiday, ban tổ chức sẽ thực hiện một cuộc hội thảo với các bài diễn thuyết trình bày những ưu điểm của web từ điển bách khoa trực tuyến Wiki, các tồn tại và kỹ năng khắc phục, tính chính xác của các bài viết dạng Wiki, cách thức xây dựng và vận hành một cộng đồng kiểu wiki. |
PV (Theo Dantri)
Bình luận (0)