Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cởi áp lực học hành cho học sinh khi xây dựng trường học hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Văn Hiếu cho biết, mt trong nhng nhim v trng tâm, bao trùm nht ca ngành giáo dc TP trong năm hc 2024-2025 đó là tiếp tc xây dng trưng hc hnh phúc, to môi trưng giáo dc thân thin, lành mnh, gn gũi cho mi hc sinh…

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu 

Ngày 5-9, hơn 1,7 triệu học sinh và gần 90.000 giáo viên TP.HCM đã chính thức bước vào năm học mới 2024-2025. Năm học mới, ngành giáo dục TP kiên trì với mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc. Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trò chuyện với Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu xoay quanh mục tiêu này.

Trưng hc hnh phúc thì đim s không phi là thưc đo

Ông Nguyễn Văn Hiếu: Theo tôi, trường học hạnh phúc thì cần cởi được áp lực học hành cho học sinh. Đến trường, học sinh cần được học tập trong một môi trường mà các em được bồi dưỡng, khuyến khích học tập, phát triển năng lực. Việc dùng kỷ luật răn đe, với những giờ học chỉ đòi hỏi một phía từ giáo viên là phương pháp giáo dục tiêu cực, chỉ mang đến căng thẳng cho học sinh.

Một số giáo viên quan điểm dùng điểm số để “ép” học sinh học. Thế nhưng, với giáo dục hiện nay thì điểm số không thể hiện được toàn bộ năng lực của mỗi học sinh. Giáo dục hiện nay đánh giá theo quá trình. Có thể hôm nay em học sinh đó chưa hiểu nên điểm có thể chưa cao, nhưng ngày mai khi em đã có sự tìm hiểu thì chắc chắn điểm số sẽ khác.

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần đánh giá quá trình, ghi nhận theo sự tiến bộ của học sinh. Chứ không phải là một điểm số chỉ đánh giá ở một thời gian nhất định mà theo học sinh mãi. Với những điểm kiểm tra thường xuyên, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh học hành, tiến bộ; khuyến khích, động viên để các em tiến bộ…

+ PV: Vy còn phía giáo viên thì sao, thưa ông?

– Từ nhiều năm nay, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tuyệt đối không đánh giá giáo viên theo điểm số của học sinh, không sử dụng tỷ lệ lên lớp của học sinh để không đánh giá giáo viên; Thậm chí ngay cả tỷ lệ tốt nghiệp THPT của học sinh cũng không dùng để đánh giá trường này với trường kia. Bởi không có ngôi trường nào là xuất sắc tuyệt đối.

Thế nhưng, những đánh giá, nhận định của học sinh, phụ huynh, xã hội về nhà trường mới là nặng nề hơn những đánh giá mang tính đối chiếu của chuyên môn.

Chú trng giáo dc hc sinh v lòng hiếu tho

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, việc dạy học sinh chữ hiếu cần được đặt lên làm đầu. Khi có lòng hiếu thảo sẽ giúp sinh ra và nuôi nấng nhiều phẩm chất tốt đẹp khác ở mỗi học sinh, đó là nhường nhịn, bao dung, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, tinh thần nỗ lực vươn lên…

Năm học mới, bên cạnh hình thành cho học sinh các phẩm chất mà Chương trình GDPT 2018 hướng tới, TP.HCM sẽ chú trọng giáo dục học sinh về lòng hiếu thảo.

Giáo dục học sinh về lòng hiếu thảo bắt đầu từ chính mỗi tiết học của thầy cô trên lớp, qua các hoạt động cụ thể lồng ghép trong mỗi hoạt động giáo dục, để các em thấu hiểu được công ơn của ba mẹ; biết chia sẻ, quan tâm với ba mẹ những công việc hàng ngày; nuôi dưỡng ước mơ, mục tiêu học tập…

“TP.HCM có thuận lợi trong giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống đó là nền tảng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu rộng trong tất cả các trường học từ năm học 2023-2024. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thực chất là cụ thể hóa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Và tùy theo mỗi bậc học, độ tuổi, nhà trường sẽ cụ thể hóa để học sinh sẽ được rèn luyện một cách phù hợp, gắn liền và bao trùm lên mọi hoạt động giáo dục của trường” – ông Hiếu nhìn nhận.

Trong trường học hạnh phúc, học sinh được cởi bỏ áp lực học tập

Do vậy, mỗi nhà trường phải tự lập biểu so sánh học sinh đầu vào với quá trình tiến bộ của học sinh. Mỗi một nhà trường, thầy cô giáo hãy cố gắng xây dựng một thương hiệu riêng cho trường mình; vun đắp tình cảm của học sinh với chính mình và chính ngôi trường của mình. Để học sinh, phụ huynh và thầy cô đều cùng chung tay xây dựng văn hóa nhà trường. Đó là văn hóa chia sẻ, văn hóa cộng hưởng, văn hóa cùng tiến bộ.

Thy cô nêu gương, hc sinh hnh phúc

Hiện nay thời gian mỗi học sinh ở trường còn nhiều hơn ở nhà. Do đó, trường học thân thiện, hạnh phúc thì học sinh mới thoải mái, tự tin học tập, rèn luyện và trưởng thành, mỗi ngày đến trường mới thực sự là một ngày vui, chứ không phải là khẩu hiệu.

Để làm được điều đó, mỗi nhà trường phải xây dựng được một môi trường để học sinh có thể cởi mở nói chuyện, chia sẻ với thầy cô những vui, buồn; vun bồi trong các em những mối quan hệ tốt đẹp. Làm sao, trong mỗi nhà trường đều có những đôi bạn gắn kết trong học tập. Đặc biệt là mỗi thầy cô phải nêu gương trong đời sống của mình, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, gần gũi và lắng nghe các em để các em thật sự tôn trọng, yêu thương, dám chia sẻ, bày tỏ…

Với mỗi em học sinh, khi cùng học tập, rèn luyện chung dưới một mái trường, các em hãy hỗ trợ, yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Sẵn sàng chia sẻ khi bạn bè mình bị cô lập. Tình bạn học trò là tình cảm tuyệt đẹp. Khi xây dựng được tình cảm tốt đẹp, với mối quan hệ chia sẻ, cùng nhau học tập… từ đó sẽ tạo nên một tập thể lớp học, trường học gắn bó, yêu thương. Khi đó, các em đến trường sẽ là niềm vui, hạnh phúc khi có bạn bè, thầy cô yêu thương, bên cạnh.

+ Xin cm ơn ông!

Đ Yến Hoa (thực hiện)

Bình luận (0)