Trời nắng nóng hoặc thời tiết đổi mùa là trẻ rất dễ bị viêm màng não mủ (gọi tắt là viêm màng não). Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi, rất hiếm ở người lớn. Phụ huynh cần biết những triệu chứng của bệnh ở trẻ để đưa đi cấp cứu kịp thời
Hiện nay tại khoa bệnh viện Nhi Đồng 1, trung bình một ngày có thêm ba, bốn ca mới nhập viện và khoảng 30 – 40 trẻ đang nằm điều trị viêm màng não. Ảnh: L.H.T (ảnh chỉ mang tính minh hoạ)
|
Phát hiện triệu chứng sớm
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới ba tuổi (chưa biết nói): sốt cao, nôn ói, cổ cứng không gập xuống được, nếu trẻ còn thóp thì thóp sẽ phồng lên.
Trẻ trên ba tuổi: thường sốt cao, nôn ói, đau đầu dữ dội, mỏi gáy, cổ cứng.
Trước đó vài ngày trẻ có thể có triệu chứng chung là ho, sổ mũi.
Nếu không phát hiện sớm trẻ sẽ bị co giật, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong.
Trước đó vài ngày trẻ có thể có triệu chứng chung là ho, sổ mũi.
Nếu không phát hiện sớm trẻ sẽ bị co giật, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân và cách phòng chống
Nắng nóng, vi trùng dễ xâm nhập vào đường tai mũi họng của trẻ. Do sức đề kháng ở trẻ còn kém nên vi trùng từ tai mũi họng sẽ tấn công lên màng não.
Khi phát hiện lập tức cho trẻ nhập viện để được điều trị kịp thời, bệnh sẽ điều trị dứt hẳn không di chứng trong khoảng 10 ngày. Nếu phát hiện trễ, trẻ có nguy cơ tử vong hoặc bị các di chứng như: động kinh, yếu tay chân, đầu to, sống đời sống thực vật (không nhận biết được người xung quanh).
Có hai loại vi trùng chính gây viêm màng não ở trẻ là HIB (chiếm 70%) và phế cầu (tỷ lệ thấp).
Cách phòng ngừa: nên giữ gìn, tránh cho trẻ sinh hoạt ngoài nắng nhiều, hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh cảm, sổ mũi… Có thể tiêm chủng ngừa cho trẻ dưới 10 tuổi tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế dự phòng quận huyện. Tiêm ngừa vi trùng HIB cho trẻ dưới 5 tuổi (từ 1 – 4 mũi tiêm tuỳ lứa tuổi hợp). Riêng tiêm ngừa phế cầu chỉ tiêm khi trẻ trên hai tuổi và mỗi ba năm chích một lần cho đến khi trẻ được 10 tuổi.
Một khi đã nghi ngờ trẻ bị viêm màng não nên đưa đến các bệnh viện lớn để có đủ phương tiện cấp cứu kịp thời.
BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1.
Minh Cúc (SGTT)
Bình luận (0)