Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Coi chừng “zô!”… độc!

Tạp Chí Giáo Dục

Trong năm va qua, trên đa bàn cc xut hin nhiu trưng hp ng đc rưu gây nhiu biến chng nguy him như mù lòa, suy đa tng, di chng thn kinh, thm chí t vong nếu không đưc cp cu kp thi. Đây là li cnh tnh cho tình trng chè chén quá mc vào thi đim cui năm cũng như mùa Tết Nguyên Đán sp ti.

Đ đm bo ngưng an toàn, nam gii không nên ung quá hai đơn v cn/ngày và n gii ung không quá 1 đơn v cn/ngày

Ng đc rưu tăng 30-40% trưc và sau Tết

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên (Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội) cho biết, thời điểm cuối năm và Tết đến là thời điểm số ca ngộ độc rượu gia tăng 30-40% so với các ngày thường trong năm. Người bị ngộ độc rượu thường trong độ tuổi lao động từ 20 đến 50 tuổi. Nguyên nhân gây ngộ độc rượu là do uống quá liều lượng hoặc uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu có methanol (cồn công nghiệp), rượu ngâm các loại cỏ cây có chứa độc tố tự nhiên… Trong những ca bệnh viện đã tiếp nhận, có những trường hợp bị ngộ độc nặng dẫn tới hôn mê, toan chuyển hóa, nhiễm độc máu, thậm chí tử vong.

So với các địa phương trong nước, các ca ngộ độc rượu thường xảy ra ở khu vực miền Bắc, do người dân nơi đây có thói quen uống rượu mỗi khi có tiệc tùng, chẳng hạn như ở Hà Nội và một số tỉnh Nghệ An, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa… Tương tự, trên địa bàn TP.HCM cũng đã từng xuất hiện một số ca ngộ độc rượu. Trong đó có trường hợp một người nước ngoài bị ngộ độc rượu dẫn đến tử vong. Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương trước đây cũng đã từng điều trị cho bệnh nhân T.V.N (37 tuổi) và L.V.P (28 tuổi) trong tình trạng nôn ói, khó thở, mắt mờ, tri giác lơ mơ,… do uống rượu có methanol 2 ngày liền. Riêng trên địa bàn quận Thủ Đức, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quận Thủ Đức cũng đã từng tiếp nhận điều trị một vài trường hợp bị ngộ độc rượu. Trong đó có bệnh nhân P.Đ.T (55 tuổi, ngụ Thủ Đức) bị ngộ độc rượu sau 4 ngày uống liên tiếp. Bác sĩ Nguyễn Hồng Trường (Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Quận Thủ Đức) khuyến cáo, ngộ độc rượu nếu không được can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao, xác suất có thể lên tới 100%. Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do methanol pha lẫn trong rượu hoặc làm rượu lậu chưng cất có methanol. Việc chẩn đoán ngộ độc hiện rất khó khăn, vì chủ yếu dựa trên tiền sử bệnh hoặc các triệu chứng lâm sàng. Muốn kiểm tra chính xác nhất phải dựa vào phương pháp sắc ký nhưng ít nơi làm được và khó có kết quả trong 24 giờ.

Có th gây t vong nếu không đưc cp cu kp thi

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ (không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững) cho đến ngộ độc nặng (nôn ói nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp) có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngộ độc rượu xảy ra khi người sử dụng uống quá mức cho phép của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nguy cơ càng tăng và hậu quả khó lường cho sức khỏe nếu uống phải rượu giả không rõ nguồn gốc, rượu ngâm lá hoặc rễ cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên, rượu có chứa methanol. Chất methanol có trong cồn công nghiệp, được pha vào rượu với mục đích tăng nồng độ của rượu, sản xuất rượu nhanh và giảm giá thành. Đây là một chất cực độc, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các axit gây tổn thương tế bào, đặc biệt là mắt, não, gây mù và dẫn đến tử vong.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, cách nu rưu truyn thng ch yếu thu đưc ethanol, tuy có th xut hin methanol nhưng hàm lưng ít. Nếu quy trình nu rưu không loi b đưc các tp cht như andehit, methanol cũng có th làm ngưi ung b đau đu, chóng mt, bun nôn… Do đó, Cc Y tế d phòng – B Y tế lưu ý, trong trưng hp có tic tùng, nam gii không nên ung quá hai đơn v cn/ngày, n gii không ung quá 1 đơn v cn/ngày và không ung quá năm ngày trong mt tun. Theo đó, mt đơn v cn tương đương vi 3/4 chai/lon bia 330ml (5% đ cn), 1 ly rưu vang 100ml (13,5%) hoc 1 ly rưu mnh 30ml (40%).

Những loại rượu không đảm bảo này thường bán trong các chai không nhãn mác, không rõ nơi sản xuất, không có thông tin sản phẩm, và thường được bày bán ở một số quán ăn, quán nước, tiệm tạp hóa, vỉa hè…. Do đó, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng, chỉ nên mua rượu tại các địa chỉ uy tín, có thông tin và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để bảo đảm sức khỏe cộng đồng, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp như điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý vì rượu sẽ làm cho bệnh nặng lên.

Bài, nh: Đinh Vũ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)