Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Cởi trói” cho ngành y tế

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trưc nhng ngn ngang ca ngành y tế như hàng ngàn nhân viên y tế ngh vic, các bnh vin thiếu thuc – vt tư y tế…, Thng Phm Minh Chính va ch trì Hi ngh trc tuyến “Nâng cao công tác chăm sóc sc khe nhân dân; ch đng thích ng linh hot, góp phn phc hi nhanh, phát trin bn vng” nhm tìm gii pháp tháo gng mc ca ngành này…


Đ gi chân bác sĩ, nht là bác sĩ gii, ngành y tế cn phi đưc “ci trói”

Ch có 8,8 bác sĩ/vn dân

Tham dự hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, ngành y tế có “một núi việc”, toàn những việc cấp bách, phải giải quyết ngay. Trong đó phải nói đến “câu chuyện” biên chế. Hiện nước ta có 8,8 bác sĩ/vạn dân, trong khi con số này ở Australia là 36, Pháp là 34, Trung Quốc là 22. Việt Nam ngang với Ấn Độ, cao hơn Indonesia. Quan trọng hơn nữa là điều dưỡng viên. Trên thế giới, cứ 1 bác sĩ thì có 3-4 điều dưỡng viên, Nhật Bản thậm chí có đến 9-10 người, còn ở Việt Nam 1 bác sĩ chỉ có 1,5 điều dưỡng viên. Trong khi đó, yêu cầu về biên chế là giảm khoảng 10%. Như vậy, khoảng cách giữa yêu cầu đặt ra (hướng tới chữa trị, chăm sóc người bệnh) và điều kiện (không có điều dưỡng viên) là quá xa.

Ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu – thừa nhận, hệ thống y tế tỉnh Lai Châu nổi lên một số vướng mắc. Trước tiên là khó khăn trong tuyển dụng cán bộ, nhân viên y tế và thiếu bác sĩ chuyên khoa. Năm 2021, tỉnh có nhu cầu 103 biên chế ngành y nhưng chỉ có 44 hồ sơ đăng ký. Hiện nay, tỷ lệ bác sĩ ở các trạm y tế chỉ đáp ứng khoảng 30%.

Ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ – cũng nêu lên thực trạng buồn ở địa phương: “Hiện nay có một bộ phận cán bộ, bác sĩ, nhân viên ngành y hoang mang, bất ổn, lo sợ, không an tâm do những bất cập, nhất là liên quan đến công tác mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế. Một số bác sĩ, nhân viên y tế xin nghỉ công tác. 6 tháng đầu năm trên địa bàn Cần Thơ có 111 nhân viên y tế xin thôi việc, trong đó có 48 bác sĩ, 24 điều dưỡng, 5 kỹ thuật và 24 nhân viên y tế khác. Việc này gây ảnh hưởng đến đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế chung của ngành y tế thành phố”.

Lãnh đạo các tỉnh Quảng Nam, Đắk Lắk cũng thừa nhận, địa phương đang thiếu nhiều bác sĩ, nhất là bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở. Năm nào các địa phương cũng tổ chức thi tuyển bác sĩ, nhân viên y tế cho các trạm y tế, bệnh viện tuyến huyện nhưng nhu cầu thì nhiều mà số hồ sơ đăng ký chẳng bao nhiêu.

Từ thực tế này, các địa phương kiến nghị Trung ương cần có thêm các chính sách đãi ngộ để thu hút bác sĩ, nhân viên y tế về tuyến cơ sở; cũng như giữ chân bác sĩ giỏi không bỏ bệnh viện công ra bệnh viện tư…

Về vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế đã và đang xảy ra tại các bệnh viện, các cơ sở y tế, bác sĩ Nguyễn Tri Thức – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – đề nghị, với các loại thuốc hiếm và thuốc nhập theo hạn ngạch, Bộ Y tế nên đưa vào mua sắm tập trung hoặc cho phép chỉ định thầu rút gọn, hoặc lập kho dự trữ quốc gia điều phối cho các tỉnh, thành. Về đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm nên cho phép chọn mua thuốc, vật tư giá hợp lý, không chọn loại rẻ vì ảnh hưởng chất lượng. “Đã có bác sĩ ngoại khoa đến gặp tôi bức xúc vì trước đây dùng dao mổ tốt không có vấn đề gì, nay mua dao rẻ thì phải rạch 3 lần mới qua da người bệnh”, bác sĩ Thức kể.

Theo đó, bác sĩ Thức kiến nghị cho phép các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 được phép lựa chọn nhà sản xuất có thương hiệu để mua sắm thiết bị y tế phù hợp với các bệnh chuyên sâu. Thực tế chỉ có thương hiệu lớn mới có máy tốt phục vụ điều trị các bệnh lý chuyên sâu. 

Tính đúng, tính đ giá dch v y tế

Đây là mong mỏi của ngành y tế từ nhiều năm nay, tuy nhiên vì 1.001 lý do mà chưa thể thực hiện được.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam là nước đang phát triển với thu nhập trung bình thấp, nhu cầu khám chữa bệnh cao. Trung bình chi phí khám chữa bệnh những năm trước đây có 70% liên quan đến thuốc, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Mấy năm gần đây rút xuống còn khoảng 60%, trong đó máy móc phải là tốt nhất, thuốc tốt, thiết bị, vật tư cũng chất lượng cao. Riêng về thuốc, có tới hơn 90% là nhập từ bên ngoài. Mệnh giá bảo hiểm y tế của Việt Nam tính trung bình một người là 1 triệu đồng/năm, không bằng 1/10, thậm chí 1/30 của các nước phát triển.

“Muốn giải quyết vấn đề giữ biên chế cho ngành y nói chung, cần tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế thông qua việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Nhưng muốn tính đúng, tính đủ thì chỉ có cách là người dân đóng góp, mua bảo hiểm y tế hoặc lấy ngân sách bù vào. Tuy nhiên, người dân thì nghèo, ngân sách thì khó. Về lâu dài, phải giải quyết được nút thắt trong việc tính đúng, tính đủ, có thể mức chưa được như các nước khác nhưng không thể như bây giờ. Chúng ta cũng phải tăng đầu tư ngân sách. Hiện nay, cứ 100 đồng tiền mua bảo hiểm y tế thì có 60 đồng của người dân và 40 đồng của ngân sách Nhà nước, cần phải tăng mức này. Không thể nào đòi chữa bệnh như các nước tiên tiến nhất mà giá lại như nước nghèo nhất”, Phó Thủ tướng nói.

Cũng theo Phó Thủ tướng Đam, một vấn đề quan trọng nữa là y tế cơ sở. Theo nghị quyết Quốc hội, 30% chi cho dự phòng. Trung bình hiện nay chi chỉ có 17%. Muốn chi phải lên được danh mục dịch vụ y tế. Khái niệm y tế cơ sở trong Nghị quyết 20 cũng nói rất rõ, y tế cơ sở được hiểu là y tế huyện; y tế xã là cánh tay nối dài của y tế huyện. Không nên quá máy móc là xã nào cũng phải có bác sĩ mà đặt vấn đề là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho mọi người dân trên khắp các địa bàn. Có nơi cần bác sĩ ở xã nhưng có nơi xã cách y tế huyện một khoảng cách không xa, thì có cần thiết hay không? Phải nhìn vào thực tế.

“Các đồng chí chủ tịch tỉnh chỉ đạo UBND huyện làm sao phải có chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân trên mọi địa bàn. Từ đó sẽ ra được công việc, mảng dịch vụ mà trạm y tế cơ sở buộc phải làm nhờ vậy nâng cao trình độ và tăng thu nhập cho đội ngũ. Khi có thu nhập tốt thì ngành y sẽ thu hút lao động nhiều hơn”, Phó Thủ tướng đề nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắn nhủ, ngành y tế “cố gắng mà làm”, xây dựng đội ngũ thầy thuốc tinh thông chuyên môn, ưu tiên nhiều thời gian cho xây dựng thể chế, phát hiện nhanh những phát sinh cơ chế chính sách không phù hợp, mạnh dạn đưa những mô hình mới, đẩy mạnh phân cấp phân quyền cho cấp dưới, tạo thuận lợi cho cấp dưới tự tin làm việc. 

“Nâng thu nhập cho cán bộ y tế đúng tinh thần “nghề y là nghề đào tạo, tuyển chọn, đãi ngộ đặc biệt”, nghề đặc biệt nên cần đối đãi đặc biệt, có biện pháp hiệu quả bảo vệ y bác sĩ trong khi làm nhiệm vụ”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Đồng thời Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc tại các bệnh viện. Chính sách đấu thầu phải minh bạch, khả thi, tránh tâm lý e ngại khi tổ chức đấu thầu. Các bộ ngành chung tay cùng ngành y tế tháo gỡ vướng mắc hợp tác công tư, phát triển y tế tư nhân, đấu thầu… Vướng mắc thì phải tháo gỡ, cấp nào vướng thì cấp ấy tháo.

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)