Ngoại ngữ - Du học

Compass Education luôn tạo ra những giá trị cốt lõi để khẳng định!

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 9-9, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 ngành giáo dục TP. Trong đó, yêu cầu ngành giáo dục nghiên cứu từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Điều này được xem là cơ hội cũng như thử thách đối với hệ thống cơ sở, trung tâm Anh ngữ trong việc chung tay cùng ngành giáo dục TP thực hiện việc dạy và học tiếng Anh trong thời gian tới… Ông Huỳnh Minh Khôi – Thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh Tesol của ĐH Brighton (Vương quốc Anh), Giám đốc Compass Education đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này…

Ông Huỳnh Minh Khôi – Thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh Tesol của ĐH Brighton (Vương quốc Anh), Giám đốc Compass Education

* Thưa ông, như đã biết TP đang thực hiện đề án “Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2”, vậy Compass Education đã có giải pháp nào để thích ứng theo đề án trên?

– Cùng ngành giáo dục TP thực hiện chủ trương đưa tiếng Anh thành second language, điều quan trọng nhất là chúng tôi phải có đội ngũ giáo viên có chất lượng và đạt chuẩn (kể cả giáo viên nước ngoài (GVNN) lẫn giáo viên Việt Nam (GVVN)).

Theo đó chúng tôi phải có giải pháp là tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng GVVN lấy được chứng chỉ B2. Thời gian qua Compass Education đã tổ chức một số lớp bồi dưỡng GVVN để lấy chứng chỉ B2, tuy nhiên kết quả còn hạn chế vì nhiều lý do khách quan. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho các GV bộ môn khác (ví dụ toán, lý…) được bồi dưỡng tiếng Anh để họ có thể dạy tích hợp (gọi là CLIL: phương pháp tích hợp dạy nội dung của một môn học trong chương trình với dạy một ngoại ngữ).

Kế đến là nâng cao trình độ chuyên môn của GV để mang lại hiệu quả hơn trong việc truyền đạt ngôn ngữ và vận dụng vào thực tiễn thông qua các buổi tập huấn nội bộ thường xuyên và xuyên suốt năm học.

Giảm trợ giảng (TA) trong lớp có GVNN, thiết kế hoạt động giáo dục trong lớp sát với thực tế hơn mang tính giao tiếp hơn, sử dụng công nghệ tạo môi trường ngôn ngữ và kích thích khả năng giao tiếp (English environment and motivate speaking ability).

Đẩy mạnh trọng tâm phát triển kỹ năng nghe – nói vào nội dung giảng dạy dựa trên các giáo trình đang sử dụng trong nhà trường; chọn lọc các chủ đề giao tiếp gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của HS để tạo điều kiện để HS được học và thực hành nghe nói theo năng lực của từng cá nhân.

Đồng thời phối hợp với nhà trường tổ chức các sân chơi tiếng Anh để tạo sự hứng thú cho HS trong việc học tiếng Anh…

Compass Education luôn đồng hành để giúp đỡ học sinh khó khăn

* Hiện nay trung tâm Anh ngữ có rất nhiều, Compass Education dựa vào tiêu chí nào để khẳng định, thưa ông?

– Quá trình tuyển dụng GVNN của Compass Education được thực hiện nghiêm túc, chẳng hạn như yêu cầu về bằng cấp phù hợp.

Đội ngũ GV được tuyển dụng và đào tạo bài bản; đa số các GV đã có kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn. Công tác quản lý GV được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo GV đi dạy đều đặn và thực hiện tốt nội dung giảng dạy đã xây dựng.

Tiếp thu ý kiến đánh giá của ban giám hiệu trường, GV trong trường và phụ huynh HS để kịp thời điều chỉnh đúng theo yêu cầu của Sở GD-ĐT và phòng giáo dục.

Nâng cao chất lượng giảng dạy của GV bản ngữ thông qua việc dự giờ góp ý thường xuyên của các thầy cô trong ban cố vấn chuyên môn hiện đang là giảng viên đào tạo sinh viên sư phạm tại các trường ĐH như cô Phạm Thị Linh, Vũ Thị Lan… Bên cạnh đó, Compass Education luôn biết đồng hành để chia sẻ kịp thời với HS có hoàn cảnh khó khăn, trao xe đạp, sách vở và học bổng…

Compass Education cũng đóng góp vai trò tích cực cho công tác đào tạo học sinh giỏi

* Việc dạy tiếng Anh ở trường và ở trung tâm theo ông có sự khác biệt?

– Khác biệt trước tiên của việc dạy tiếng Anh ở trường là tạo điều kiện cho đại đa số HS được tiếp cận với GVNN, nâng cao sự tự tin trong giao tiếp với 1 mức học phí vừa phải, từng bước đồng hành với nhà trường trong việc thực hiện đề án “Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2” trong thời gian sắp tới.

Ở trường có sĩ số HS ổn định trong suốt năm học, HS có nhiều động lực học vì gặp bạn bè cùng lứa tuổi và được GV chủ nhiệm và GVVN dạy tiếng Anh theo sát giúp đỡ. Qua đó GVVN của trường sẽ phối hợp với GVNN để bổ trợ các kỹ năng cho HS để các em tiến tới hoàn thiện 4 kỹ năng tiếng Anh: nghe – nói – đọc – viết. Chương trình đã được Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT phê duyệt. Tuy nhiên HS trong một lớp có thể có nhiều trình độ khác nhau, nên việc tiếp thu cũng không đồng đều.

Ở trung tâm thì sĩ số học viên ít hơn nhưng thường biến động, nên việc quản lý gặp khó khăn. Tuy nhiên, thường các trung tâm sắp xếp HS theo trình độ, nên GV dễ dàng triển khai bài giảng hơn. Việc thực hiện chương trình cũng linh hoạt hơn, ví dụ như tăng cường nghe nói, không quá lệ thuộc vào chương trình và sách giáo khoa.

* Xin cảm ơn ông!

P.Thanh (thực hiện)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)