Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Con công chức hưởng chế độ tai nạn có điểm ưu tiên?

Tạp Chí Giáo Dục

Con của công chức nhà nước hưởng chế độ tai nạn có được cộng điểm ưu tiên? Có được chuyển sang ngành khác cùng trường khi không trúng tuyển nguyện vọng (NV1)?… Những thắc mắc được Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Ngô Kim Khôi giải đáp dưới đây. 

Thí sinh làm thủ tục dự thi (Ảnh Đ.T)
Con tôi hiện đang học lớp 12 tại TP.HCM. Vì chỗ ở hiện nay của gia đình tại quận 2  đang chờ giải tỏa nên không thể nhập hộ khẩu (KT3 đã 10 năm). Vì thế, cháu chưa có Chứng minh thư nhân dân. Vậy con tôi có thể lấy thẻ học sinh của trường đang theo học hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (có dán hình) để tạm thời thay thế làm thủ tục dự thi? (thuanvinhtruong@yahoo.com)
Trong trường hợp này, thí sinh phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai.
Bố em hiện nay đang là công chức nhà nước và đang hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng (tỉ lệ thương tật 57%). Vậy em có được cộng điểm ưu tiên không? (ltruongpleikan@gmail.com)
Chỉ những thí sinh là con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”, làm giảm khả năng lao động mới được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng trong tuyển sinh. 
Bố em hiện nay đang là công chức nhà nước và đang hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng (tỉ lệ thương tật 57%) mà không có “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”, làm giảm khả năng lao động thì em không được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng trong tuyển sinh. 
Việc ghi nguyện vọng 1, 2, 3 vào các trường có phải thỏa mãn điều kiện gì nhất định không? Đó là các yêu cầu gì? Liệu kì thi ĐH năm sau chúng cháu có được tham gia nữa không? (thinh191@gmail.com) 
Trong hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh chỉ có một nguyện vọng duy nhất là NV1. 
Nếu không trúng tuyển NV1, nhưng kết quả bằng hoặc cao hơn điểm sàn cao đẳng, cháu được trường cấp cho hai Giấy chứng nhận kết quả thi ĐH (hoặc CĐ nếu cháu thi CĐ) số 1 và số 2. Cháu dùng Giấy số 1 để tham gia đăng ký xét tuyển NV2 và dùng Giấy số 2 để tham gia đăng ký xét tuyển NV3 vào các trường còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định của các trường. 
Kỳ thi năm sau các cháu vẫn có quyền được dự thi, nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, đúng đối tượng dự thi. 
Đề tự chọn: Mỗi môn thi làm 1 phần? 
Trong một trường ĐH mình đăng kí dự thi, nếu ngành mà em chọn lấy điểm cao hơn điểm thi của em thì em có được chuyển sang ngành khác cùng trường đó không? (mamnon_nghiadia_hp@yahoo.com.vn) 
Còn tuỳ thuộc phương thức tuyển sinh của từng trường. Nếu trường xác định điểm trúng tuyển chung toàn trường (hoặc theo khối thi) mà không theo ngành thì thí sinh có kết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm trúng tuyển chung sẽ trúng tuyển vào ngành đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký dự thi hoặc chuyển sang các ngành khác cùng trường. 
Thi khối A, khi làm phần tự chọn, mỗi môn em làm một phần có được không? (Ví dụ môn Toán làm phần ban cơ bản, môn Hoá làm phần ban nâng cao) (nguyenhien0190@yahoo.com.vn
Nội dung đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 nằm trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành, chủ yếu là lớp 12. Kiểm tra được kiến thức cơ bản, kỹ nămg thực hành và khả năng vận dụng của thí sinh. Em có thể vận dụng kiến thức đã học để làm bài thi, mà không phân biệt kiến thức đó thuộc ban nào, miễn là làm đúng và nếu có cách giải sáng tạo còn được thưởng điểm. 
Mỗi môn thi em đều có quyền được lựa chọn “Phần riêng” thích hợp để làm bài, mà không phân biệt môn thi trước em đã chọn “Phần riêng”ở chương trình nào. Nhưng trong một bài thi, em chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài, nếu em chọn cả hai phần riêng thì bài làm bị coi là phạm quy, phần riêng không được chấm, chỉ chấm điểm phần chung. 
Ngô Kim Khôi (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT)
Vietnamnet

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)