Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Còn đó bài học tiêm phòng và phân tuyến điều trị

Tạp Chí Giáo Dục

Hin đang là thi đim bnh dch bùng phát và có nguy cơ gia tăng mt s đa phương. T nhng din biến phc tp ca dch bnh thi gian qua cho thy, nếu như vic tiêm phòng đưc thc hin đy đ và vic phân tuyến điu tr đưc tiến hành hp lý, khoa hc, đng b, s ca t vong do b biến chng t dch bnh đã có th gim đi đáng k. Do đó, mt ln na, bài hc v tiêm phòng và phân tuyến điu tr cn đưc rút ra.

Tiêm phòng cho tr. Ảnh: I.T

Trong vài ba thập niên trở lại đây, tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em nước ta đã giảm đi đáng kể. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe của trẻ em chính là tiêm chủng dự phòng. Trong đó, cốt lõi là chương trình tiêm chủng mở rộng với đối tượng chính là trẻ em dưới 5 tuổi. Từ hàng chục năm qua, tiêm chủng bằng vắc-xin đã trở thành một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho mọi người nói chung, trẻ em nói riêng. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, sau thời gian triển khai rộng rãi trên toàn quốc, chương trình tiêm chủng mở rộng đã dự phòng cho trên 7 triệu trẻ em khỏi mắc 11 bệnh truyền nhiễm và cứu gần 50.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt… Các nghiên cứu cho thấy, vắc-xin đã được chứng minh là một trong những dược phẩm an toàn mà con người có thể chế tạo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, vắc-xin cũng có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn được gọi là phản ứng sau tiêm chủng. Sự lo lắng thái quá về những phản ứng phụ sau khi tiêm chủng đã khiến nhiều bậc phụ huynh còn có tâm lý e ngại khi đưa con em đến các điểm tiêm chủng.

Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng cao, đạt từ 90% trở lên. Nhờ đó mà nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nói chung, dịch sởi nói riêng đã được khống chế tốt. Tuy nhiên, từ khi xảy ra những sự cố tai biến sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem hồi đầu và giữa năm 2013 ở một số địa phương trên cả nước, tỷ lệ tiêm phòng các loại vắc-xin ở một số địa phương đã giảm xuống rõ rệt và đó chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi tái phát. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, nếu tiêm một mũi vắc-xin sởi thì tỷ lệ đáp ứng miễn dịch chỉ đạt 80-85%, còn nếu trẻ được tiêm đầy đủ 2 mũi thì tỷ lệ đáp ứng miễn dịch là 90-95%. Trẻ cần được tiêm đầy đủ 2 mũi phòng sởi lúc 9 và 18 tháng tuổi. Hiệu quả, tác dụng từ việc tiêm chủng đã được thực tế kiểm nghiệm. Vấn đề còn lại là, ngành y tế cần tuân thủ nghiêm túc quy trình tiêm chủng an toàn cũng như các quy định bảo đảm chất lượng vắc-xin trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng tại các điểm tiêm chủng nhằm hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn và những biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Từ một số vụ việc đáng tiếc xảy ra trong thời gian qua cho thấy, việc bảo quản vắc-xin không đúng quy định, sử dụng sai quy trình; để lẫn vắc-xin với các loại thuốc và sinh phẩm khác dễ có nguy cơ tiêm nhầm thuốc; không khám sàng lọc trước khi tiêm để chống chỉ định các trường hợp nguy cơ biến chứng cao là những lỗi mà cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng không được phép vi phạm. Khi chất lượng tất cả các loại vắc-xin được bảo đảm bởi quy trình sản xuất, bảo quản nghiêm ngặt từ nhà phân phối đến người sử dụng, việc tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy trình, chắc hẳn người dân sẽ hoàn toàn yên tâm đưa con em đi tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng đã quy định.

Bên cạnh bài học về việc thực hiện đúng, đủ lịch tiêm chủng thì bài học về phân tuyến điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở y tế cũng cần được rút ra. Khi dịch sởi bùng phát trên diện rộng, không ít các bậc phụ huynh có con em mắc sởi đã xuất hiện tâm lý hoang mang, lo lắng, muốn vượt tuyến điều trị với quan niệm cho rằng: Bệnh viện tuyến trên có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ lành nghề, con em sẽ sớm được chữa khỏi bệnh. Chính quan niệm này đã góp phần dẫn tới tình trạng quá tải bệnh viện ở các tuyến trên. Tình trạng quá tải đã dẫn tới việc lây chéo bệnh sởi tại các bệnh viện tuyến cuối khiến diễn biến bệnh của trẻ trở nên phức tạp và nguy cơ tử vong của bệnh nhi cao hơn. Không chỉ ở tuyến Trung ương, các bệnh viện tuyến tỉnh trong những ngày cao điểm dịch sởi bùng phát mạnh cũng luôn ở tình trạng quá tải. Từ đây đặt ra vấn đề, cần thực hiện nghiêm túc, đồng bộ việc sàng lọc người bệnh, phân luồng, cách ly điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Theo đó, tuyến xã, phường thực hiện tư vấn chăm sóc và điều trị người bệnh không có biến chứng; tuyến huyện, tuyến tỉnh có nhiệm vụ tư vấn chăm sóc và điều trị người bệnh bắt đầu có dấu hiệu biến chứng; tuyến Trung ương hỗ trợ kỹ thuật và điều trị những ca biến chứng nặng. Mặt khác, các bệnh viện tuyến dưới cần chuẩn bị tốt các điều kiện khám bệnh, cấp cứu, các loại trang thiết bị vật tư y tế, nguồn thuốc nhằm tích cực chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại chỗ. Các bệnh viện tuyến dưới chỉ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên trong trường hợp bất khả kháng và sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục ổn định từ bệnh viện tuyến trên chuyển về.

Bùi Minh Tun
(Giáo viên Trưng THPT
Kim Liên, Ngh
An)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)