Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Con đường nối nhịp bờ vui

Tạp Chí Giáo Dục

“Nay có đưng bê tông dn vào tn bn, năm hc mi này tr con không còn phi vt v trên con đưng trơn trưt đến trưng na, bà con ra trung tâm xã buôn bán giao thương cũng thun tin hơn”, già làng H Văn Chanh, làng Tu Nương (xã Trà Tp, huyn Nam Trà My, Qung Nam) phn khi nói.


Con đưng bê tông đưc xây dng, hc sinh và ngưi dân làng Tu Nương không còn phi nhc nhn vưt qua bùn ly đ đến trưng, xung ch

Tm bit “con đưng đau kh

Con đường từ trung tâm xã dẫn vào làng Tu Nương vỏn vẹn hơn 1km đường đất. Nhưng trong ký ức bao thế hệ học trò của làng, đây là con đường đau khổ. Đến trường vào mùa mưa với các em là một cuộc vật lộn bởi hành trình vượt con đường bùn lầy, dốc cao trơn trượt, nhiều bữa đến trường, áo quần lấm lem bùn đất. Già làng Hồ Văn Chanh kể, đường khó khăn nên bà con hầu hết phải để lại xe máy phía bên kia cầu treo, cuốc bộ vào bản. Mưa lớn bất ngờ cuốn xe trôi, nhiều người còn bị mất trộm xe. “Năm 2022, bà con trong làng đã mất 3 chiếc xe máy vì xe không đưa vào làng được mà phải để lại bên đường. Mất đi phương tiện quan trọng, bà con không có xe để chở hàng hóa, nông sản ra trung tâm xã bán được mà phải gùi cõng trên lưng, đi bộ băng rừng về chợ.

Ngày con đường bê tông thông vào làng, thầy giáo Trần Văn Bửu hân hoan với niềm vui khó tả. Sinh ra và lớn lên ở làng Tu Nương, thầy Bửu trải qua thời học sinh bằng những buổi băng rừng đến lớp. “Đường khó đi, dép mua về mang chưa kịp sờn đã đứt quai vì đường trơn. Nhiều bạn bè nghỉ học giữa chừng cũng vì đường đi quá khó”, thầy Bửu nhớ lại. Đau đáu với bản làng, tốt nghiệp đại học, thầy Bửu trở về tình nguyện “cắm bản” để giúp học sinh thông thạo con chữ, ngăn dòng bỏ học. Đảm nhiệm việc dạy học ở điểm trường Ông Tuấn (thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn). Mỗi ngày, thầy Bửu đi bộ khoảng 1,5 giờ đồng hồ mới ra đến đoạn đường có thể đi xe máy. Các đồng nghiệp của thầy Bửu khi vào làng Tu Nương dạy học cũng phải gửi xe lại nhà dân rồi đi bộ vào trường. “Hôm nghe thông tin cô giáo Trà Thị Thu, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, xin được nguồn kinh phí để làm đường bê tông giúp cho bà con làng Tu Nương, tôi vui đến không ngủ được. Thế là tôi sắp xếp mọi thời gian có thể để hỗ trợ, cùng các thầy cô giáo và bà con mở đường”, thầy Bửu nói.

Tri ân nhng tm lòng

Cô Trà Thị Thu – người làm cầu nối kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ kể, để có đường vào Tu Nương, một mạnh thường quân hỗ trợ 10 tấn xi măng, phí vận chuyển, xăng xe, ăn uống cho bà con. Nhưng chừng ấy chưa đủ, thế là vài cuộc họp được mở ra, may mắn đều nhận được sự đồng lòng từ bà con. Ngay trong hôm dự kiến khởi công, 51 hộ dân trong làng đều cử người tham gia gùi cõng vật liệu, từ người già đến người trẻ, học sinh đều đồng lòng ra đường. Cả làng có 2 chiếc xe máy cũ cũng được huy động chạy hết công suất để thay sức người gùi tải.

Núi rừng đang vào mùa mưa, những cơn mưa chiều nặng hạt khiến công việc làm đường trở nên khó khăn. Bà con tranh thủ làm từ sáng sớm để xế trưa còn kịp che đậy, bảo vệ đường. Mồ hôi chảy tràn trên những gương mặt đen sạm, thấm ướt cả lưng áo nhưng ai nấy đều nở nụ cười tươi. “Có đường rồi sẽ bớt nhọc nhằn hơn, xe máy sẽ vào đến tận làng bản, êm ru”, già làng Hồ Văn Chanh thường động viên bà con như thế mỗi khi gùi cả bao cát, xi măng nặng trĩu leo lên dốc. Con đường hoàn thành ngay trước mùa tựu trường, rộng gần 2m được tráng bê tông vững chắc. Già làng Hồ Văn Chanh cười thật tươi, đứng bên vệ đường đưa tay vẫy những đứa trẻ rời bản từ sớm tinh mơ để đến trường chuẩn bị đón năm học mới. Một ước mơ có một con đường khô ráo chỉ dài tầm 1km, tưởng chừng đơn giản ấy, suốt hơn 60 năm cuộc đời, già làng Chanh mới lần đầu tiên cảm nhận niềm vui thành hiện thực.

Không chỉ riêng đường vào làng Tu Nương, trước đó, mùa hè năm 2022, cùng với sự hỗ trợ của các mạnh thường quân trên cả nước thông qua các giáo viên vùng cao ở Nam Trà My, con đường đến điểm trường Lang Lương và Răng Chuỗi thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My) cũng đã được mở giúp bà con, học sinh và cả những giáo viên “cắm bản” đi lại đỡ vất vả, nhất là vào mùa mưa.


Ngư
i dân làng Tu Nương chung sc vn chuyn vt liu làm đưng vào làng

Nhìn những bước chân vui rộn ràng trên đường làng trong mùa tựu trường, thấy cảm phục hơn tấm lòng của những thầy cô giáo vùng cao – họ không chỉ ươm lên con chữ giữa đại ngàn mà còn thầm lặng với nhiều công việc không tên, chung tay đưa bản làng hòa nhịp với miền xuôi. Nhớ mãi lời thầy Vỹ: “Bà con vui một thì mình vui mười. Vui nhất là các em học sinh có đường đến trường, áo quần sẽ không bị bùn lầy dây bẩn. Có đường, nhiều thứ khác được mở mang, hy vọng sự học của các em nhỏ sẽ được phụ huynh quan tâm hơn, một khi họ có điều kiện ra ngoài giao thương, nhìn thấy nhiều sự phát triển khác”.

Thiên Phúc

 

 

Bình luận (0)