Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Con đường sạc điện cho xe đầu tiên thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Vừa chạy xe vừa sạc điện, đó là công dụng của đoạn đường vừa khánh thành ở ngoại ô Stockholm, Thụy Điển.
The Guardian đưa tin hai đường ray dẫn điện dài khoảng 2km được nhúng trên đoạn đường nối sân bay Stockholm Arlanda đến khu hậu cần, sạc điện cho ắc quy ô tô và xe tải.
Theo đó, xe cộ kết nối với đường ray qua chiếc cần động dưới gầm xe để lấy điện, khi ắc quy đầy, cần tự động nhấc lên, ngắt kết nối.
Ngoài ra, thiết kế sạc linh hoạt này khác với các trạm sạc ven đường, cho phép ắc quy của xe nhỏ hơn, giá thành chế tạo rẻ hơn.
Khách hàng đầu tiên trải nghiệm tuyến đường này là chiếc xe tải từng dùng dầu diesel của một hãng logistics trong nước.
Xe chạy trên con đường sạc điện
Xe chạy trên con đường sạc điện 
Ông Hans Säll – giám đốc điều hành tập đoàn eRoadArlanda đứng sau dự án này chia sẻ: "Tất cả phương tiện và đường sá hiện tại có thể điều chỉnh để tận dụng công nghệ này. Không có điện trên mặt đường. Điện chỉ tồn tại trên 2 đường ray như ổ cắm trên tường, sâu xuống 5-6cm là nơi có dòng điện.
Nếu đường ngập trong nước biển, sẽ tồn tại điện trên mặt đường với hiệu điện thế 1V. Bạn có thể đi chân không lên đó".
"Nếu chúng ta có thể điện hóa 20.000km đường cao tốc ở Thụy Điển, tôi tin sẽ đủ. Khoảng cách giữa 2 cao tốc thường không xa hơn 45km, xe điện có thể di chuyển trên đoạn đường đó mà không cần sạc", ông thêm.
1km đường ray hiện tốn 1 triệu Euro, rẻ hơn 50 lần so với chi phí xây dựng hệ thống tàu điện đô thị.
Đại diện chính quyền cấp bộ có mặt tại lễ khánh thành tuyến đường này cho biết đang thảo luận với Berlin (Đức) về khả năng kết nối trong tương lai.
Lắp đường ray điện trên đoạn đường từ sân bay Stockholm Arlanda đến khu hậu cần
Lắp đường ray điện trên đoạn đường từ sân bay Stockholm Arlanda đến khu hậu cần 
Cận cảnh đường ray điện
Cận cảnh đường ray điện
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)