Cung đường này nguy hiểm khi không có lan can chắn, bề mặt chỉ đủ một ô tô chạy xuyên qua núi.
Con đường Pangi đầy sỏi đá nối đến thung lũng Pangi từng được đánh giá nguy hiểm nhất ở Ấn Độ.
Trục đường Pangi ngoằn ngòeo dài 30km, nguy hiểm, cắt qua núi, bề mặt chỉ đủ cho một chiếc ô tô chạy.
Tuy nhiên, trước đây, các tài xế xe buýt và xe tải vẫn dũng cảm đi trên con đường.
Nếu như có 2 ô tô ngược chiều gặp nhau, một tài xế phải chạy lùi một cách cẩn thận cho đến khi tới điểm đủ rộng mới có thể vượt. Để đi qua con đường dài 30km này, có thể phải mất 4 tiếng. Suốt dọc con đường là các vách đá dựng đứng.
Những cung đường đất, không có lan can chắc chắn không dành cho người "yếu tim".
Trên đường đi bạn vẫn có thể bắt gặp những người dân địa phương đã quen thuộc với cung đường nguy hiểm. Người Pangwal – hậu duệ của những cư dân định cư đầu tiên có các trang trại nông nghiệp diện tích nhỏ dọc theo tuyến đường. Còn ở độ cao hơn, người Bhot làm nghề chăn gia súc. Họ vẫn sử dụng con đường này di chuyển hàng ngày.
Bên cạnh ô tô là vực thẳm, nếu sơ sẩy có thể mất mạng.
Vào mùa đông, khi tuyết rơi khiến con đường chìm trong tuyết trắng, để đến được thung lũng Pangi có thể mất tới 2 ngày đi đường bộ. Thậm chí, khi có bệnh nhân cấp cứu chính quyền phải cử trực thăng đến chở đi bệnh viện.
Mặt đường chỉ đủ một ô tô chạy nên nếu có 2 xe đối mặt nhau thì tài xế chấp nhận chạy lùi một đoạn mới có điểm vượt.
Thung lũng Pangi được đánh giá là "viên ngọc ẩn" ở Himachal. Những du khách mong muốn trải nghiệm một phong cảnh yên bình, thiên nhiên tươi đẹp và phiêu lưu có thể tìm đến đây. Không khí trong lành của thung lũng sẽ giúp mọi người cuốn trôi mọi mệt mỏi.
Năm 2020, một con đường khác đã được xây dựng để nối Kishtwar của bang Jammu và Kashmir với thung lũng Pangi của Himachal Pradesh. Dự án đã được công ty Beacon hoàn thành giúp tránh con đường nguy hiểm và tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân di chuyển trong mùa tuyết rơi.
Phương Hà (theo dantri)
Bình luận (0)