Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Còn “lỗ hổng” kiến thức về khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc nhng tác đng to ln ca “làn sóng ngm” khi nghip trong nhà trưng hin nay, theo ý kiến ca nhiu giáo viên và hc sinh, rt cn thiết và sm đưa kiến thc khi nghip vào nhà trưng đ đnh hưng, giáo dc hc sinh có cách nhìn đúng v vn đ này.

Hc sinh THPT đang “qung cáo” nưc ung do mình làm

+ Lê Trn Ngc Dim (hc sinh lp 12T2 Trưng THPT Nguyn Th Diu, TP.HCM): Cn cho hc sinh tri nghim v khi nghip

Theo quan niệm của học sinh chúng em, khởi nghiệp là bắt đầu kinh doanh một thứ gì đó như kinh doanh đồ gia dụng, mỹ phẩm, thực phẩm, văn phòng phẩm… Hiện nay, đa số học sinh dùng chiến lược kinh doanh online, tận dụng mạng xã hội để quảng bá và tiếp cận người dùng. Bạn bè em hầu như khởi nghiệp từ lâu rồi, cũng đã biết tự kiếm tiền xài hoặc phụ thêm cho cha mẹ. Tuy nhiên, không ai chỉ cho các bạn biết về việc “bắt đầu kinh doanh là như thế nào cả”. Các bạn chỉ toàn tự học thôi.

Em nghĩ đối với bậc phổ thông, kiến thức về khởi nghiệp nên được chuyển thành một câu lạc bộ, sẽ sinh hoạt dành cho các hội viên đăng ký, và sẽ thông tin cho các hội viên về những vấn đề bao quát khác không chỉ là khởi nghiệp. Việc cho các bạn thực hành, tự đầu tư, bắt đầu buôn bán thì chính bản thân các bạn sẽ trải nghiệm được nhiều hơn, biết được cái thuận lợi và khó khăn ra sao. Bản thân em nghĩ rằng, khởi nghiệp trong nhà trường không xấu nhưng cần lựa chọn một thời điểm thích hợp để bản thân thoải mái trải nghiệm.

+ Cô Phm Th Đc (giáo viên môn văn Trưng THPT Nguyn Thái Bình, TP.HCM): Hc sinh s biết đim dng nếu có kiến thc

Điều quan trọng của học sinh là đầu tư vào học tập, còn việc khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thời gian và cách thức học của các em. Nếu các em khởi nghiệp thành công, các em sẽ bị cuốn vào đó, xao nhãng việc học. Do đó, cần phải có cách thức để bước đầu cho các em làm quen với kiến thức khởi nghiệp, trang bị những kiến thức căn bản về khởi nghiệp đối với từng bậc học. Có thể là lồng ghép kiến thức khởi nghiệp vào các tiết sinh hoạt chủ nhiệm để các em có cái nhìn ban đầu về kinh doanh, cho các em tập làm quen, rồi định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Hiện tại, tôi thấy học sinh buôn bán rất nhiều trong nhà trường như bán trà sữa, bánh tráng, mỹ phẩm…, nhưng không có quy mô, phần lớn là tự phát, nhỏ lẻ nên rất dễ ảnh hưởng đến việc học tập. Do đó, các kiến thức về khởi nghiệp còn giúp các em lường được những rủi ro, biết điểm dừng.

+ Nguyn Hunh Gia Huy (hc sinh lp 12A2 Trưng THPT Trn Văn Giàu, TP.HCM): Không biết bt đu t đâu

Khởi nghiệp là mình có một ý tưởng kinh doanh và một nguồn vốn, đi lên từ từ, có thể là từ quy mô nhỏ. Trong nhà trường, học sinh muốn khởi nghiệp, theo em cần phải có kiến thức để tránh được các rủi ro: tìm được nguồn hàng chất lượng, tìm được đối tác an toàn trong kinh doanh…

Bản thân em hiện cũng làm thêm công việc giao hàng cho một bạn trong trường buôn bán son. Hiện bạn bè em cũng rất nhiều bạn kinh doanh. Nhưng chưa bao giờ các bạn tự tìm hiểu kiến thức về khởi nghiệp. Thậm chí, các bạn không biết khởi nghiệp bắt đầu từ đâu, mà chỉ là “thích thì làm”, không có kiến thức về thị trường, nên luôn tiềm ẩn những rủi ro.

Em nghĩ đưa kiến thức khởi nghiệp vào giảng dạy cho học sinh là rất cần thiết. Có thể đó là những kiến thức cơ bản về kinh doanh như làm thế nào để kinh doanh, nguồn vốn bao nhiêu có thể bắt tay khởi nghiệp, trong trường THPT thì khởi nghiệp như thế nào… Điều này sẽ giúp chúng em hạn chế rủi ro và biết được các giới hạn trong khởi nghiệp từ nhà trường.

Nguyn Hoàng Phúc (hc sinh lp 11A1 Trưng THPT Bùi Th Xuân, TP.HCM): Cn có gii hn gia khi nghip và vic hc

Theo em, khởi nghiệp là tìm hiểu về một ý tưởng kinh doanh sau đó bắt tay vào làm kiếm được tiền, có thể là buôn bán; thậm chí là chơi chứng khoán. Ở môi trường THPT cũng rất nên khởi nghiệp để mang lại những trải nghiệm thú vị. Từ những khó khăn hoặc thất bại, sau này cho mình sự mạnh mẽ khi đối mặt với công việc. Tuy nhiên, khi còn đi học thì cần phải có những giới hạn để rạch ròi giữa việc học và trải nghiệm khởi nghiệp.

Em nghĩ các kiến thức khởi nghiệp nên đưa vào nhà trường, có thể dưới dạng thuyết trình. Hay những trải nghiệm thực tế bằng các công việc bán hàng để học sinh hiểu rõ về công việc này.

+ Cô Đinh Th Kim Thúy (giáo viên môn lý Trưng THPT Phú Nhun, TP.HCM – tng làm d án Ươm mm khi nghip t bc THPT): Nên gn lin vi hưng nghip

Hiện ở bậc THPT còn “lỗ hổng” về khởi nghiệp vì thực tế các em học sinh có nhu cầu lớn về khởi nghiệp nhưng chưa có kiến thức nào để tìm hiểu. Ngay trong trường Phú Nhuận cũng có những học sinh đã viết game bán, buôn bán hàng online, mở dịch vụ giao hàng trong trường…

Theo tôi, học sinh muốn khởi nghiệp cần phải chọn được định hướng tương lai, ngành nghề, có những kiến thức cơ bản kinh doanh buôn bán để gắn với định hướng đó của mình. Kiến thức khởi nghiệp trong nhà trường cần gắn liền với các năng khiếu và định hướng nghề nghiệp của các em. Tùy vào năng khiếu thì sẽ định hướng theo những cách khác nhau. Khởi nghiệp nên gắn liền với hướng nghiệp thì mới có kết quả cao.

Còn đối với những học sinh kinh doanh trong trường hiện nay thì nhà trường cần phải trang bị kiến thức về khởi nghiệp, các định hướng rõ ràng để giúp các em tránh những rủi ro. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần phải sâu sát để kịp thời đồng hành cùng các em.

Đ Yến Hoa (ghi)

 

 

Bình luận (0)