Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Con người trong thời kỳ mới: Phát huy tinh thần sáng tạo, lấy chuẩn mực đạo đức làm gốc

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là ý kiến ca Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Văn Nên ti Hi tho “Trin khai thc hin h giá tr quc gia, h giá tr văn hóa, h giá tr gia đình và chun mc đo đc con ngưi Vit Nam trong thi k mi gn vi thc tin vùng Đông Nam b”. Hi tho do Thành y TP.HCM t chc tun qua…

Ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành ủy TP.HCM 

Nhng giá tr vì con ngưi mi là văn hóa

TS.Vũ Thị Mai Oanh – Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM – cho rằng, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Văn hóa là do con người sáng tạo ra và nó nằm ở trong con người. Tuy nhiên, không phải tất cả những gì con người sáng tạo ra cũng đều là văn hóa mà chỉ có những giá trị nhân văn, phục vụ con người, vì con người đóng góp cho xã hội văn minh; là những giá trị chân – thiện – mỹ mới gọi là văn hóa.

Theo bà Oanh, văn hóa ở TP.HCM khá đa dạng, đan xen và hội tụ của nhiều sắc màu dân tộc, tôn giáo và con người mang chất điển hình Nam bộ; những giá trị truyền thống người Sài Gòn xưa đang được tiếp nối và phát huy. Sống trong đô thị hiện đại nhưng người dân TP.HCM vẫn đang giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa xưa, tính cách con người của một thời khai hoang mở cõi vẫn vẹn nguyên, bền bỉ chuyển giao đến lớp con cháu hôm nay.

Ông Phạm Tấn Linh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai – cho biết, quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đồng Nai đã thu hút các nguồn nhân lực đến sinh sống, làm việc. Sự nhập cư nhiều thành phần dân tộc trong quá trình phát triển đã làm cho sắc thái và văn hóa của vùng đất Đồng Nai thêm đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay các cấp lãnh đạo cùng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã và đang tập trung xây dựng, phát triển văn hóa, con người Đồng Nai với các đặc trưng nhân văn, sáng tạo, khoa học, dân chủ, phong phú, đa dạng. Đồng thời kết hợp chặt chẽ truyền thống mang đậm bản sắc của địa phương với những giá trị, chuẩn mực hiện đại; hài hòa nhiệm vụ xây dựng văn hóa với xây dựng con người trong phát triển kinh tế – xã hội.

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng – giảng viên cao cấp Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, để biến những mục tiêu lớn về kinh tế – xã hội thành hiện thực, TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam bộ cần xác định rõ hơn những định hướng, giải pháp sát, hợp với thực tiễn để hiện thực hóa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới ngay trên từng địa phương. Trong đó, cần chú trọng xây dựng con người và đào tạo nguồn nhân lực.

Ông Thắng nhấn mạnh: “Con người luôn là yếu tố trung tâm mang tính quyết định mọi vấn đề, đó cũng là động lực quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển đất nước ở hiện tại và tương lai. Bài toán đau đầu của nước ta hiện nay là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Chúng ta vẫn nói, con người quyết định tất cả nhưng công nghiệp văn hóa hiện nay chưa có nơi nào chính thức đào tạo. Chúng tôi đã mạnh dạn đề nghị với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng chọn TP.HCM làm trung tâm về việc này, vì nó hợp lý”.

Phối cảnh Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang được TP.HCM kêu gọi đầu tư. Ảnh: Sở VH-TT TP.HCM

Ông Thắng cho rằng, các trường văn hóa nghệ thuật ở TP.HCM hiện nay đóng vai trò nòng cốt cho cả nước, lĩnh vực nào cũng có và rất mạnh; thuận lợi nhất là nơi đây gắn với các ngành công nghiệp. Vì vậy, TP.HCM cần một cơ chế để nhập tất cả các trường văn hóa, nghệ thuật trên địa bàn TP thành một trường đào tạo chuyên sâu về công nghiệp văn hóa.

Lan ta giá tr nhân văn tt đp vào đi sng

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành ủy TP.HCM – nhấn mạnh, hội thảo tiếp tục khẳng định tính cấp thiết và đề xuất nhiều giải pháp để triển khai gắn với thực tiễn, bằng nhiều phương pháp, cách thức; tiếp tục thực hiện đúng theo tinh thần và quan điểm chỉ đạo của Đảng là “văn hóa phải song hành kinh tế”.

Bên cạnh đó, hội thảo là cơ hội trao đổi thêm những thông tin, những giá trị, những hiểu biết để nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin về phát triển văn hóa, xây dựng con người trong giai đoạn mới; nhất là trong bối cảnh đang tập trung thực hiện các đề án, chiến lược có liên quan đến văn hóa, xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Qua đó, sẽ chọn lọc để vận dụng triển khai trong điều kiện thực tiễn của từng nơi, từng địa phương.

“Bên cạnh những giá trị tốt đẹp sẵn có cần giữ gìn và phát huy, TP.HCM cần tăng cường quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực để làm sao phát huy mạnh mẽ giá trị di sản văn hóa truyền thống; có kế hoạch để xây dựng, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; phát huy tinh thần sáng tạo, lấy chuẩn mực đạo đức làm gốc để quy tụ, định hướng dư luận, lan tỏa giá trị nhân văn tốt đẹp vào đời sống. Cần tích cực lên án, phê phán những cái xấu, lấy cái đẹp dẹp cái xấu như Bác Hồ từng dạy lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”, Bí thư Nên nhấn mạnh.

Theo Bí thư Thành ủy, TP sẽ tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; chăm lo xây dựng môi trường, đời sống văn hóa… Tiếp tục xây dựng và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung, Đông Nam bộ nói riêng. Chăm lo xây dựng môi trường, đời sống văn hóa, trước hết là xây dựng môi trường văn hóa trong Đảng, trong hệ thống chính trị để mọi đảng viên, cán bộ, công chức luôn giữ gìn phẩm hạnh; làm việc liêm chính, luôn ý thức giữ gìn nhân cách, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Về quan tâm xây dựng công nghiệp văn hóa, ông Nên cho hay, vấn đề này phù hợp với giai đoạn phát triển mới, công nghiệp văn hóa là một khâu đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội. Giải quyết được vấn đề phát triển góp phần đóng góp cho kinh tế – xã hội. Cùng với đó, công nghiệp văn hóa cũng sẽ giúp phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế; thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, nhất là thế hệ trẻ rất năng động. Chương trình hành động của Chính phủ về công nghiệp văn hóa đã có, các địa phương đã cụ thể hóa bằng chương trình hành động để phát triển công nghiệp văn hóa.

Văn Hưng

 

 

Bình luận (0)