Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Con tôi là số 1”

Tạp Chí Giáo Dục

“Con tôi là số 1” - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 “Con tôi là số 1” Audio

Cuc hp ph huynh hc sinh lp 5A cui năm hc tr nên căng thng khi ph huynh em H. biết con mình không đt danh hiu hc sinh xut sc cui năm hc lp 5. Mc dù giáo viên ch nhim lp 5A đã c gng gii thích rõ v cách đánh giá, xếp loi hc sinh cui năm theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 bc tiu hc nhưng m em H. vn không chp nhn.

Học sinh lớp 5 trong giờ học tiếng Việt (ảnh minh họa). Ảnh: P.T

Với quan điểm “con tôi là số 1”, phụ huynh đã đưa ra nhiều minh chứng để cho rằng các giáo viên bộ môn đánh giá con mình không chính xác, không đúng năng lực. Để không làm mất thời gian của các phụ huynh khác, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A đã mời phụ huynh em H. đến văn phòng trao đổi riêng sau cuộc họp.

Khi phụ huynh em H. đến văn phòng, tôi đã đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 5A mời cả ban giám hiệu và giáo viên bộ môn dạy lớp 5A cùng đến gặp phụ huynh. Khi mọi người đến đầy đủ, giáo viên chủ nhiệm một lần nữa nhắc lại cách đánh giá, xếp loại học sinh hiện nay. Theo quy định xếp loại học sinh xuất sắc hiện nay, các môn kiểm tra lấy điểm học sinh phải đạt điểm 9 trở lên kể cả môn tin học, tiếng Anh; các môn đạo đức, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật…, học sinh đều phải được đánh giá, xếp loại tốt. Em H. thông minh, học tốt. Các môn tiếng Việt, toán, khoa học, lịch sử – địa lý, công nghệ đều đạt điểm 9, điểm 10 nhưng điểm tin học là 8, điểm tiếng Anh cũng 8 và các môn mỹ thuật, âm nhạc, giáo dục thể chất đều không được đánh giá tốt (T). Phụ huynh tỏ ra rất bức xúc, trình bày rằng các giáo viên bộ môn đã đánh giá không đúng năng lực của con mình, vì H. ngoài giờ học ở trường đã được gia đình đầu tư rất nhiều ở tất cả các bộ môn. Cụ thể, phụ huynh đưa minh chứng là H. đã được học tin học từ lớp 1, ba của em là kỹ sư công nghệ thông tin thường dạy em thêm ở nhà. Sau mỗi khóa học tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ nước ngoài, H. đều nhận được giấy khen. Em biết đàn piano từ năm lớp 3 và đã có giấy khen trong một cuộc thi piano dành cho thiếu nhi. Ngoài ra, H. cũng đã được học vẽ ở một nhà văn hóa và tranh của em thường được giữ lại để trưng bày ở lớp mỹ thuật. Em cũng đã được học võ, học bơi, học cầu lông và hàng tuần vẫn tham gia các môn thể dục thể thao ấy để rèn luyện thân thể, và các minh chứng khác về khả năng tuyệt vời của con mình. Phụ huynh cứ quả quyết rằng giáo viên đã không kiểm tra, đánh giá chính xác khả năng của con mình.

Trước thái độ cương quyết của phụ huynh cho rằng các thầy cô đánh giá không đúng năng lực của H., tôi đã đề nghị từng giáo viên bộ môn trình bày. Cô giáo dạy tin học cho rằng H. học rất tốt tin học ở các phần thực hành, thế nhưng em thường không chú ý, không xem lại lý thuyết. Bài kiểm tra tin học cuối năm gồm 2 phần lý thuyết và thực hành; phần lý thuyết H. chỉ có 1 điểm thì không thể có kết quả điểm 9, điểm 10. Cô đã đem bài kiểm tra đến cho phụ huynh xem. Cũng như môn tin học, giáo viên dạy tiếng Anh cũng đem bài kiểm tra của H. cho phụ huynh xem và cho biết em chỉ giỏi phần nghe – nói, nhưng không chú ý đến từ vựng, ngữ pháp nên phần đọc – viết em sai khá nhiều. Giáo viên môn tiếng Anh cũng cho biết ngay cuối học kỳ I, thầy đã nhận xét như vậy và báo cho phụ huynh qua sổ liên lạc điện tử.

Tương tự, giáo viên dạy âm nhạc cũng phân tích cho phụ huynh thấy rằng H. biết đàn piano nhưng giọng em không thể hát tốt được, và điều quan trọng là em không thuộc bất kỳ một bài hát nào trong chương trình lớp 5 đã được học từ đầu năm đến nay nên giáo viên không thể đánh giá em tốt như phụ huynh mong muốn. Cô giáo dạy mỹ thuật cũng lên tiếng yêu cầu phụ huynh về xem lại các bài thực hành vẽ của H. có lời nhận xét của cô từ đầu năm đến giờ. Các bài thực hành của em thường dở dang: vẽ chưa xong hoặc vẽ xong nhưng chưa tô màu hoàn chỉnh. Trong tiết mỹ thuật, em không tập trung vẽ mà thường loay hoay góp ý bạn này, vẽ giúp bạn kia dù giáo viên đã nhắc nhở nhiều. Chính vì không tập trung trong các giờ vẽ thực hành nên em thường không hoàn thành bài làm của mình trong thời gian quy định của bài thực hành. Cô giáo còn nói rằng vì tranh vẽ của H. có sáng tạo nên cô đã đánh giá em hoàn thành, nếu không cô đã đánh giá là chưa hoàn thành, chứ không thể nào đánh giá em tốt được. Thầy giáo dạy giáo dục thể chất cũng nêu các nhận xét rất cụ thể về H., đó là em có thể lực tốt, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, trong giờ học giáo dục thể chất, H. thường xuyên đùa giỡn với bạn, làm mất trật tự trong giờ học. Đặc biệt là nhiều lần H. đã sử dụng võ thuật đùa với bạn, suýt gây nguy hiểm cho bạn, may là thầy ngăn chặn kịp thời, tránh được tai nạn đáng tiếc. H. không tập trung nên đã dẫn đến việc em làm sai các động tác, thao tác và không thuộc các bài tập trong chương trình giáo dục thể chất quy định. Với những điều ấy, H. không thể nào được đánh giá tốt ở môn giáo dục thể chất.

Sau khi các thầy cô bộ môn trình bày xong, tôi nhẹ nhàng đề nghị phụ huynh xem lại các lời nhận xét thường xuyên hằng ngày của giáo viên trong tập vở của H. và xem lại nhận xét, đánh giá của giáo viên ở các kỳ đánh giá định kỳ giữa học kỳ I, học kỳ I, giữa học kỳ II mà nhà trường đã báo qua sổ liên lạc điện tử trước đó nhưng phụ huynh không quan tâm nên đã không nhắc nhở con mình, dẫn đến kết quả cuối năm không như phụ huynh kỳ vọng. Dường như các phân tích, chứng minh của giáo viên bộ môn đã quá cụ thể, rõ ràng, chính xác, phụ huynh em H. đành nói để về nhà xem lại… rồi chào thầy cô ra về.

Hiện nay, khá nhiều phụ huynh ra sức đầu tư cho con về mọi mặt không tính đến công sức và tiền bạc, miễn sao con mình học giỏi nhất, học tốt nhất. Chính vì thế, phụ huynh luôn nghĩ con mình đã học trước, đã làm trước nên biết hết, hiểu hết và “con tôi là số 1”. Phụ huynh cần phải nghĩ rằng kiến thức là mênh mông, vô tận. Đừng nghĩ rằng con mình đã được học trước ở nhà, ở các trung tâm, lớp học thêm ngoài nhà trường thì chắc chắc con mình sẽ giỏi ở lớp, ở trường. Trẻ em học trước, biết trước khi đến trường sẽ cho rằng mình học rồi, biết rồi, đâu cần học nữa, nhiều khi trẻ còn tự cao, tự mãn là mình giỏi hơn bạn bè và không chú ý nghe thầy cô giảng bài. Phụ huynh cần theo dõi việc học của con hằng ngày, đồng hành cùng con trong mọi việc để kịp thời giúp con chấn chỉnh những sai lệch trong suy nghĩ, trong học tập, trong đời sống chứ đừng chỉ tập trung vào kết quả cuối năm xem con mình có đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc không. Với các phụ huynh có suy nghĩ “con tôi là số 1” thì tương lai của các em chắc sẽ ảm đạm hơn vì đã tạo cho con mình tính “tự cao, tự đại” và phụ huynh sẽ càng gặp nhiều thất vọng hơn nếu con mình không là số 1 trong đánh giá, nhận xét trung thực, chính xác của người khác.

Lê Phương Trí

Bình luận (0)