Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Con tự kỷ – lỗi tại cha mẹ!

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Lớp học dành cho trẻ tự kỷ. ảnh: Ngân Hằng“Trẻ lên ba cả nhà học nói”. Câu nói trên đã lưu truyền từ bao đời nay, chứng minh cho tầm quan trọng của gia đìnhtrong việc dạy con trẻ tập nói. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, mô hình gia đình đơn lẻ ngày càng nhiều, bố mẹ bận bịu với công việc xã hội nên tình trạng giao phó việc chăm sóc, nuôi dạy con cái cho người giúp việc trở nên phổ biến ở thành thị. Hậu quả là trẻ học theo cách sống của người giúp việc: Nhẹ thì nói giọng địa phương, nặng hơn nữa là bị suy dinh dưỡng, tự kỷ… Nguyên nhân cũng chỉ bởi bố mẹ thì trình độ cao nhưng lại giao con cái cho người có học vấn thấp dạy dỗ con mình, TS.BSCK 2 Lã Thị Bưởi (TT nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng) khẳng định.

Tiền triệu để được nghe con gọi bố, mẹ.

Có ghé thăm các trung tâm trị liệu các bệnh về tâm lý cho trẻ mới thấy bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ không còn là căn bệnh xa vời. Các trung tâm tư vấn Sao Mai, Hy vọng, khoa Tâm bệnh (BV Nhi TW), phòng khám Tuna liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh trên. Biểu hiện phổ biến nhất là đến tuổi mà không biết nói, chậm biết đi, thậm chí có một số gia đình để trẻ rơi vào trạng thái cáu gắt, thích đánh người khác…

Sinh ra khỏe mạnh, xinh xắn, nhưng từ năm 2 tuổi, gia đình phát hiện bé M có những biểu hiện bất thường. Bé không nói, đi nhón chân, chỉ chơi một mình, không chịu ăn cơm mà chỉ ăn cháo. Ban đầu nghĩ đơn giản là con mình phát triển chậm nhưng đến 3 tuổi mà bé M vẫn chưa biết gọi tên bố, mẹ, ông bà và mỗi khi ai đó làm bé không vừa lòng là M xông vào đánh túi bụi, kể cả đó là bố mẹ, ông bà. Lúc này gia đình mới nghĩ đến việc con mình mắc bệnh gì đó mới đưa đến BV Nhi TW khám. Kết quả khiến cả gia đình bất ngờ: M mắc bệnh tự kỷ. Anh T, bố bé M cho biết: “Lúc đó tôi còn chưa biết tự kỷ là bệnh như thế nào và không tin con mình lại mắc bệnh trên. Chỉ đến khi các BS đưa ra dẫn chứng thì cả nhà mới tin là con mình mắc bệnh thật. Con mắc bệnh là việc đã rồi nhưng điều tôi ân hận nhất là cháu mắc bệnh do cả nhà cho cháu xem ti vi quá nhiều, thời gian cháu bắt đầu tập nói thì cả hai vợ chồng đều vô tâm bỏ qua nên chẳng ai nói chuyện, dạy cháu nói…”

Cũng vì cho con xem ti vi quá nhiều, gia đình chị Hà, anh Nam ở khu Mỹ Đình cũng vừa cuống lên đi tìm lớp dạy tự kỷ cho con mình. Chị Hà cho biết: “Chồng thì làm cho công ty nước ngoài nên chả mấy khi có ở nhà, mình thì làm kế toán nên cũng bận. Việc chăm cháu nhờ cậy cả vào bà nội. Lúc mới đi làm mình mua một chiếc nôi để bé nằm ở đó cho bà tiện việc dọn dẹp nhà cửa, cơm nước. Ngày nào về cũng thấy bà khen cháu ngoan, chả khóc tiếng nào và rất thích xem ti vi. Nghĩ con biết nhận biết sớm nên hai vợ chồng thi nhau mua các loại đĩa hoạt hình, ca nhạc về cho con xem. Không ngờ, việc làm tưởng là hay hoá ra lại hại con. Do xem ti vi quá nhiều nên 2 tuổi mà cháu chả nói được từ nào cho dù mọi người nói gì bé cũng hiểu.”

Cả gia đình anh T và chị Hà sau khi nghe BS thông báo tình hình bệnh của con đều vội vã đi tìm các trung tâm chuyên điều trị căn bệnh trên bởi nếu không có những can thiệp tích cực và kịp thời, sẽ rất khó khăn để bé M trở lại cuộc sống bình thường, anh T cho biết. Cũng theo anh T thì hành trình tìm lớp cho con cũng lắm gian truân. Sốt ruột vì căn bệnh của con, anh đến vài trung tâm và đều bị từ chối vì lớp đã đủ cháu. Còn chị Hà sau khi bị 3 trung tâm từ chối đã tìm được lớp học cho con ở quận Thanh Xuân với chi phí 600.000đ/tháng. Hiện bé H nhà chị đã học được 3 tháng và cháu bắt đầu có chuyển biến: Thích đi chơi với bố mẹ, tập nói bi bô cho dù chưa ai hiểu cháu nói gì. Con anh T sau 10 tháng theo học đã bớt tính cáu gắt, thích đánh người khác nhưng vẫn chưa biết nói. Chi phí đến cả chục triệu mà con mới bắt đầu có chuyển biến. Biết là tốn kém nhưng vẫn phải cố cho con theo, anh T cho biết.

Lỗi tại cha mẹ!

Tại các phòng khám, trung tâm điều trị thì trẻ mắc bệnh tự kỷ chiếm 70% tổng số trẻ theo học. Theo thống kê sơ bộ của BV Nhi TW, trung bình mỗi năm có vài nghìn trẻ đến khám và điều trị chứng tự kỷ. Nếu như cả năm ngoái chỉ có chừng 20 – 30 trẻ điều trị chứng tự kỷ thì nay mỗi tháng khoa Tâm bệnh tiếp nhận khoảng 30 em. Số trẻ tự kỷ được điều trị tại khoa luôn ở vào tình trạng quá tải. Việc trị liệu tại BV Nhi gần như miễn phí, tuy nhiên BV phần lớn chỉ nhận các cháu trong vòng một tuần, sau đó tư vấn, hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc trẻ tự kỷ. Theo các bác sĩ, ngoài những biện pháp can thiệp đặc biệt và tăng cường thời gian tiếp xúc với bố mẹ, tốt nhất nên đưa trẻ đến các lớp dành riêng cho mình để làm quen với các bạn, tiếp xúc với môi trường…

Theo TS Lã Thị Bưởi, trừ một số trẻ mắc bệnh tự kỷ kèm theo bệnh khác thì phần lớn trẻ mắc bệnh này do lỗi của cha mẹ. Hiện nay, tình trạng giao phó con cái cho người giúp việc dạy dỗ, chăm sóc trở nên quá phổ biến ở các thành phố lớn. Điều đáng nói là những người giúp việc thường có học vấn thấp nên họ chỉ chăm trẻ cho xong trách nhiệm chứ làm gì có chuyện nói chuyện với trẻ, dạy trẻ học nói… Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ ngày nay không hiểu được rằng trẻ cần được bố mẹ bế ẵm, chăm sóc, đặc biệt là trẻ rất thích được mẹ ru. Dù bé chưa hiểu nhưng giai điệu lời ru đó theo bé vào trong giấc ngủ, tạo cho bé cảm giác an toàn trong vòng tay mẹ. Cũng chính lời ru đó là tiền đề để bé học nói sau này. Chính vì vậy, khi trẻ mắc bệnh thì cha mẹ sẽ phải theo học cùng con để khơi dậy tình mẫu tử cũng như tăng cường giao tiếp giữa cha mẹ với con cái thì mới đạt kết quả tốt…

-Trẻ được coi là mắc chứng tự kỷ khi có dấu hiệu: Hai tuổi chưa nói được 10 từ, không nói được từ kép; giảm giao tiếp mắt – mắt; không biết dùng ngón tay chỉ; không biết gật, lắc đầu; chơi một mình; chơi không đúng chức năng của đồ chơi; đi nhón chân, v.v…

-Hiện không có loại thuốc nào chữa được hội chứng tự kỷ mà chỉ có các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng. Chương trình can thiệp tiên tiến nhất hiện nay theo chuẩn của Mỹ là tâm vận động (xoa bóp, mát xa, chơi các trò chơi vận động như bò, trườn, v.v…); tác động vào hệ thống tiền đình; những hoạt động trị liệu như kết hợp tay, mắt và ngôn ngữ, v.v…

-Tỷ lệ trẻ thành thị tự kỷ cao hơn nông thôn, trẻ trai mắc chứng tự kỷ nhiều hơn trẻ gái với tỷ lệ là 10/1 (trên thế giới tỷ lệ là 4/1).

-Nguyên nhân chủ yếu do trẻ ở thành thị tiếp xúc với ti vi nhiều hơn là giao tiếp với xung quanh do bố mẹ đi làm cả ngày, không có thời gian chơi với con.

 

La Giang Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

(theo gdtd.com.vn)

 

Bình luận (0)