Theo như mức học phí vừa công bố, các trường mầm non, THCS, THPT giữ nguyên như năm trước, còn hệ bổ túc THCS, THPT giảm từ 50.000-60.000 đồng, tùy bậc học.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) trong giờ hoạt động kỹ năng – ẢNH: BẢO CHÂU
Ngày 15.9, UBND TP.HCM công bố quy định về cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021.
Theo đó, về nguyên tắc: Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập: Mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.
Đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập: Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo. Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước.
Các cơ sở giáo dục phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Mức thu được chia thành hai nhóm đối tượng như sau: Nhóm 1: Học sinh học tại trường ở các quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân; Nhóm 2: Học sinh học tại trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.
Cụ thể
Như vậy, mức học phí các trường mầm non, THCS, THPT giữ nguyên như năm trước, còn hệ bổ túc THCS, THPT giảm từ 50.000-60.000 đồng, tùy bậc học.
Đối với học sinh hệ chuyên trong các trường trung học phổ thông chuyên và trường trung học phổ thông có lớp chuyên: không thu học phí.
Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021, TP.HCM giao cho Sở GD-ĐT TP.HCM chủ trì và phối hợp với các Sở ngành có liên quan căn cứ chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo làm cơ sở để tham mưu cho UBND TP.HCM về cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Đối với khoản thu trường tiên tiến theo xu thế hội nhập và các khoản thu khác, TP.HCM giao Sở GD-ĐT TP.HCM chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn quy định nội dung thu và sử dụng mức thu của các trường tiên tiến theo Quyết định số 3968/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của UBND TP.HCM, các khoản thu khác (tổ chức dạy học 2 buổi /ngày, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề, tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú…) và các khoản thu hộ chi hộ của ngành giáo dục và đào tạo trước khi vào năm học mới trình UBND TP.HCM phê duyệt, đồng thời thực hiện quy chế công khai, minh bạch.
B.Thanh/TNO
Tin liên quan
Tân Phú là một quận nội thành của TP.HCM, được tách ra từ quận Tân Bình cũ vào năm 2003. Những năm...
Dự thảo thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục ĐH và chỉ tiêu tuyển sinh CĐ...
Chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng...
Bao nhiêu năm nay, người dân TP.HCM đã tự an ủi bản thân là phải sống chung với ngập nước mỗi khi...
Bình luận (0)