Sự kiện giáo dụcTiêu điểm

Công chức nghỉ việc – không nên quá lo lắng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Xã hội muốn phát triển phải có sự cạnh tranh, đó là quy luật tất yếu không thể phủ nhận. Cạnh tranh nhằm đào thải những cái lạc hậu, chậm tiến, tiêu cực và giữ lại những cái tiến bộ tích cực phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở khả năng chiếm lĩnh tri thức thời đại của mỗi người chứ không phải là sự hơn nhau về “cơ bắp” thô sơ. Nói cách khác, đó là sự cạnh tranh về “chất xám”, về trí tuệ của con người.

Từ góc nhìn này, có thể nói, vấn đề công chức nghỉ việc ở nước ta hiện nay, mọi người nên… mừng chứ không nên quá lo lắng. Bởi vì đây là những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang dần đi vào quỹ đạo chung của xu thế hội nhập và cạnh tranh cùng bạn bè thế giới. Vì rằng, mỗi người muốn tồn tại, muốn được xã hội trả công xứng đáng nhất định phải làm việc, phải cống hiến bằng tất cả khả năng tốt nhất của mình. Các chuyên gia cũng đã phân tích và thống kê, hầu hết công chức bỏ cơ quan nhà nước đi đều là những người tài và có năng lực (vì một người tài và có năng lực thì họ không lo gì chuyện ra ngoài sống không được) chứ rất hiếm những công chức thiếu năng lực và bất tài, làm việc làng nhàng… (thường những công chức này vào cơ quan chẳng qua là do có “dây mơ rễ má” với ai đó) không dám rời bỏ “bầu sữa” nhà nước để bước ra ngoài “hành tẩu giang hồ”.

Cho nên, có thể nói, về lâu dài ở nước ta, tôi tin rằng những công chức bất tài ấy sẽ không còn đất “dụng võ” nếu như lãnh đạo các cơ quan biết vận dụng quy luật cạnh tranh trên vào quản lý và điều hành cơ quan mình.

Nguyễn Trọng Bình (Trường Đại học Cửu Long)

Chúng ta không nên quá lo lắng chuyện công chức bỏ cơ quan nhà nước ra làm tư nhân vì suy cho cùng đã là công dân của nước Việt Nam thì làm ở đâu điều đó cũng không quan trọng lắm. Làm ở đâu thì cũng là đang cống hiến sức mình cho Tổ quốc Việt Nam thôi. Vấn đề quan trọng là những người lãnh đạo có khai thác hết và nhìn nhận đúng năng lực làm việc của họ hay không mà thôi. Ai cũng hiểu đất nước đang bước vào thời kì hội nhập, nhất thiết phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển cũng như đã nhìn thấy bản chất sâu xa của sự việc (công chức bỏ việc chuyện lương bổng không phải là mấu chốt). Ông bà ta vẫn thường hay nói: “Trăm quân dễ kiếm, một tướng khó tìm”. Cho nên, lãnh đạo các cơ quan với tư cách là một “chủ tướng thống lĩnh ba quân” hãy thể hiện bản lĩnhtầm nhìn lãnh đạo của mình để nhân viên cơ quan mình quản lý không rời bỏ mình đi nơi khác!

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)