Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công dân toàn cầu không có biên giới

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hin nay, khái nim công dân toàn cu đã quá quen thuc vi mi ngưi, và mi ngưi đu có nhng suy nghĩ, góc nhìn khác nhau v khái nim này. Tuy nhiên, vi GS. Phan Văn Trưng (c vn ca Chính ph Pháp v thương mi quc tế), công dân toàn cu là ngưi phi luôn “là bn ca toàn cu”, k c sinh vt và thc vt.


GS. Phan Văn Trưng trao đi vi các bn tr ti bui giao lưu v ch đ “Công dân toàn cu”, “Công dân vũ tr” t ch Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM mi đây

Có lòng khoan dung, đng

Theo GS. Phan Văn Trường, lâu nay, nhiều người nghĩ công dân toàn cầu là những người từng sống và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, thông thạo nhiều ngoại ngữ, thành đạt… Tuy nhiên, đó đều là những hình mẫu mà phần đông chúng ta đều phác họa mỗi khi nhắc đến khái niệm công dân toàn cầu.

Nói về tiêu chí của một công dân toàn cầu, GS. Trường cho rằng, trước tiên công dân toàn cầu phải yêu địa cầu. GS. Trường dẫn ra ví dụ: Khi chúng ta cho ít đất vào một cái chậu hay cái lọ rồi tưới một ít nước, chỉ vài ngày hay vài tuần sau sẽ thấy cỏ mọc um tùm, dần dần có một thứ hoa dại đẹp mê hồn hiện lên từ một cái nụ. Nhưng với một địa cầu tươi đẹp như thế, chúng ta lại nỡ tàn phá nó một cách có hệ thống, vét hết mọi tài nguyên, đốt phá rừng, xả thải ra các dòng sông và gây ô nhiễm biển. Cứ mỗi thập kỷ đi qua, có khoảng 10% loài sinh vật trên thế giới biến mất. Không ai dám tưởng tượng một địa cầu không có chim, cá. Chính vì thế, người công dân toàn cầu phải biết bảo vệ môi trường, không để xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường.

Tiếp đến, người công dân toàn cầu là không có biên giới. Tức là chúng ta có thể đi khắp nơi, sẵn sàng hấp thụ mọi văn hóa, không có định kiến với tất cả những gì khác mình mà vẫn tiếp cận với một tâm hồn hiếu kỳ, hiếu khách. Công dân toàn cầu hòa nhập nhưng không hòa tan. Có thể tiếp thu cái mới nhưng vẫn giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc, yêu chuộng tự do tuyệt đối, đồng thời vẫn tôn trọng tự do của người chung quanh. Đặc biệt, người công dân toàn cầu phải biết tôn trọng mọi người như chính bản thân mình. Đầu tiên là tôn trọng mọi “luật chơi” giữa tập thể. Nói rộng hơn là hiến pháp, pháp luật, những điều cấm kỵ, những hiệp định giữa các nước. Thứ hai là tôn trọng văn hóa, lễ nghi. Đây là phần khó nhất. Khi ta ở nước nhà, gặp một người nước ngoài, ta theo văn hóa nào trong cuộc gặp gỡ? Rồi khi ở nước người, ta sẽ mặc trang phục ra sao khi được mời đi dạ hội?… Người công dân toàn cầu sẽ luôn tham khảo ý kiến người bản xứ khi mình ở xứ họ, cũng như sẽ soi sáng cho người nước ngoài những việc phải làm khi họ ở xứ mình. “Chúng ta nên giữ truyền thống rất đẹp của nước mình và tôi khuyên các bạn trẻ đừng ngần ngại mặc quốc phục khi ở trong nước cũng như khi xuất ngoại”, GS. Trường khuyên.


Mt bn tr trao đi vi GS. Phan Văn Trưng ti bui giao lưu

Ngoài ra, công dân toàn cầu phải luôn tự trọng, thành thật với bản thân, biết tạo ra giá trị, có tư duy thương thảo và thỏa hiệp, tôn kính người xưa và những đóng góp của họ cũng như những giá trị mà họ tạo ra. Đặc biệt, công dân toàn cầu phải có lòng khoan dung, độ lượng, không gây khó dễ cho ai, không đưa ai vào việc vô ích, không có lời giả. Đối với bản thân, công dân toàn cầu phải nắm vững nghệ thuật tự làm, tự lực, tự cường, tự quản, hiếu kỳ, hiếu học và siêng năng, tự học suốt đời.

Luôn t tin và tư duy h thng

Ông Lê Viết Hi (Ch tch Tp đoàn xây dng Hòa Bình) cho rng, dù sng trong xã hi nào, có tr thành công dân toàn cu hay không thì mi ngưi, đc bit là các bn tr phi luôn yêu nưc và tôn trng văn hóa ca dân tc. Như vy các bn mi thành công, đt nưc mi ngày càng thnh vưng, phát trin, sánh vai vi các cưng quc năm châu.

GS. Phan Văn Trường khẳng định, công dân toàn cầu không phải là một xu thế, tức tùy thời thế để làm lợi cho bản thân mà phải hiểu là sự tự giác, rèn luyện. Bởi mục tiêu đơn giản của công dân toàn cầu là làm cho thế giới đẹp hơn, tốt lành, nhân  ái và đạo đức hơn.

Trước lý giải thú vị về khái niệm công dân toàn cầu, một bạn trẻ hỏi: “Con có phải là công dân toàn cầu không?”. GS. Trường trả lời: “Công dân toàn cầu đơn giản lắm. Con hãy nói với mọi người: Thế giới này là của con, con có quyền và trách nhiệm với nó vì con là công dân toàn cầu. Rồi khi tiếp tục hỏi và tìm kiếm câu trả lời, lý luận hệ thống của con sẽ bắt đầu”. Câu trả lời dành cho bạn trẻ trên cũng chính là ý mà GS. Trường gửi đến các bạn trẻ. Tức, chúng ta phải luôn trong tâm thế tự tin và phải biết lý giải những điều mà mình nói với người khác.

Để các bạn trẻ rõ hơn, GS. Trường dẫn chứng, ông từng có thời gian làm việc và đi rất nhiều nơi trên thế giới. Ông nhận ra một điều, những bạn trẻ người Việt Nam rất giỏi và đẹp mà không đâu so sánh được. Nhưng có điều bất cập là các bạn thường thiếu tự tin. Nhiều bạn tin đất nước ngày một tiến lên, phát triển nhưng đó chỉ là niềm tin mà không lý giải được tại sao mình tin điều đó. Chúng ta nói phải chứng minh bằng lý luận và cả thực tế rằng Việt Nam hùng cường ở chỗ nào. Đó mới là tư duy hệ thống. Một trong những điều mà người công dân toàn cầu phải luôn có là lý trí và kiểm soát cảm xúc, không để cho cảm xúc vượt ý nghĩ của mình. Đơn giản, nếu để cho cảm xúc tiêu cực trào lên sẽ phạm tới cảm xúc của người khác, thậm chí của toàn xã hội. Khi gây ra sự phản cảm thì có thể mình sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực suốt đời. Không ai quên việc xấu, việc khó, việc lôi thôi mà người khác gây ra cho họ. Tác động này sẽ lây lan, xã hội sẽ đánh giá mình tiêu cực, và một hình ảnh tiêu cực cần rất nhiều thời gian và công sức để làm nhạt đi, thậm chí không bao giờ phai”, GS. Trường khẳng định.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)