Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công dân trẻ không ngừng đổi mới, sáng tạo trong lao động, sản xuất

Tạp Chí Giáo Dục

12 gương “Công dân tr tiêu biu TP.HCM” năm 2022 đi din cho mt thế h tr thành ph khát vng, bn lĩnh, không ngng đi mi, sáng to trong lĩnh vc hc tp, nghiên cu khoa hc, lao đng. Vi tinh thn trách nhim, dám nghĩ, biết làm, dn thân vì cng đng, h đã góp phn xây dng thành ph có cht lưng sng tt, văn minh, hin đi, nghĩa tình.


Lãnh đo TP.HCM cùng các công dân tr tiêu biu 2022

Nâng cao cht lưng sn phm

Với tinh thần xung kích, dám nghĩ, biết làm, anh Nguyễn Ngọc Luôn (Bí thư Đoàn Công ty CP giày Thiên Lộc, Q.12) là tấm gương đi đầu trong việc đề xuất các hiến kế, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản xuất tại đơn vị.

Từ năm 2018 đến nay, anh Luôn đã có 5 sáng kiến, giải pháp được cấp trên công nhận và đưa vào thực hiện. Trong đó sáng kiến “Cải tiến quy trình” của anh đã giúp công ty nâng mức sản xuất hằng tháng từ 180 ngàn lên 300 ngàn đôi, làm lợi hàng tháng là hơn 3 tỷ đồng cho công ty. Sáng kiến này còn giúp cho đội ngũ công nhân có thêm thu nhập do vượt năng suất sản xuất, sản phẩm thành phẩm tăng hơn so với ban đầu.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2022, anh Luôn tiếp tục nghiên cứu sáng kiến “Cải tiến công đoạn” không chỉ giúp cho công ty nâng cao được mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm mà còn hỗ trợ cho người lao động tiết kiệm thời gian, tăng số lượng hàng hóa, thu nhập.

Song song đó, anh Luôn còn có thêm một giải pháp được đánh giá cao đó là “Cải tiến 6S”. Giải pháp này đã hỗ trợ cho công ty tiết kiệm được các chi phí để bảo trì máy móc và việc thường xuyên kiểm tra bảo trì máy móc, thiết lập các biện pháp an toàn trong sản xuất đã giúp cho quy trình và máy móc sản xuất luôn được vận hành một cách tốt nhất. Giải pháp cũng đã hỗ trợ cho bộ phận chuyền sản xuất làm việc có hiệu quả hơn, giúp giảm nhanh thời gian kiểm định hàng hóa, góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh của công ty.

Anh Nguyễn Ngọc Luôn tâm niệm: “Dù cuộc sống hay công việc của bạn có khó khăn thế nào đi nữa bạn cũng đừng bao giờ bỏ cuộc. Không có gì là không thể với một người luôn biết cố gắng. Bạn chỉ thất bại khi bạn ngừng cố gắng”.

Chn đoán sm bnh

Vinh dự là một trong 12 gương “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2022, TS. Trần Thị Như Hoa (giảng viên Khoa học và Công nghệ vật liệu, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) không chỉ được mọi người biết đến là nhà giáo trẻ tâm huyết với nghề mà còn không ngừng nghiên cứu, sáng tạo ứng dụng vào cuộc sống.

Trong năm 2022, cô Hoa có 5 bài báo khoa học công bố quốc tế trong đó có 3 bài công bố trên tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về lĩnh vực vật liệu ứng dụng trong môi trường, cảm biến y sinh học. Bản thân cô đã làm chủ nhiệm đề tài thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia “Phát hiện phân tử sinh học dựa trên bộ cảm biến sinh học cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ với các hạt nano plasmon” và đề tài Khoa học và Công nghệ cấp ĐHQG-HCM “Thiết kế và phát triển cảm biến quang học có độ nhạy cao sử dụng hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ trên vật liệu nano kim loại Ag, Au cho các ứng dụng y sinh”.

Bên cạnh đó, cô Hoa còn chủ nhiệm đề tài hợp tác Việt Nam – Nhật Bản “Phát triển hạt nano Titanium Oxide lai tạp chấm Carbon như một vật liệu quang xúc tác mới nhằm xử lý chất nhuộm hữu cơ trong nước thải”. Cô còn nghiên cứu về vật liệu biến tính hạt nano kim loại, vật liệu lai hóa được áp dụng trong phương pháp tăng cường Raman bề mặt (SERS) với mục đích tăng cường tín hiệu và phát hiện phẩm màu trong chế biến thực phẩm và tạo màu cho gia vị với nồng độ phát hiện nhỏ nhất.

Các nghiên cứu của cô Hoa tập trung vào việc sử dụng cảm biến quang học sợi quang đa mode SPR (nguồn chiếu sáng là laser) để chẩn đoán sớm các bệnh trong cơ thể con người. Việc kiểm tra nồng độ cholesterol, bệnh suy tim mạch, đột quỵ, tuyến giáp, đau dạ dày, bệnh lao, sốt rét, hay bệnh loãng xương… giúp người bệnh có thể điều trị sớm, ít tốn thời gian và chi phí.

Ngoài đam mê nghiên cứu, cô Hoa còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội tại trường. Thông qua hoạt động này, cô Hoa đã truyền lửa đam mê nghiên cứu khoa học đến rộng rãi đoàn viên, thanh niên, sinh viên. Từ những nỗ lực không biết mệt mỏi, cô Hoa đã khẳng định được giá trị của bản thân trong việc phát huy chuyên môn nghiên cứu gắn với cộng đồng và tạo ra giá trị khoa học thiết thực, phát triển đời sống, sức khỏe của người dân được tốt hơn.

Giúp nông dân ci thin đi sng

Với châm ngôn “Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến”, thời gian qua anh Phạm Quang Thắng (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, Ban Quản lý khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM) không ngừng tìm ra những giải pháp hay ứng dụng vào sản xuất. Trong vai trò Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ sinh học và thủy sản, anh Thắng không chỉ trực tiếp tham gia nghiên cứu các quy trình công nghệ thuộc lĩnh vực thủy sản, công nghệ sinh học mà còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và người dân có nhu cầu trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Trong năm 2022, anh Thắng đã có 3 mô hình áp dụng vào thực tiễn, kết quả sáng kiến đã làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho đơn vị ứng dụng với mức lợi nhuận hơn 3,5 tỷ đồng/năm. Cụ thể, sáng kiến “Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hai giai đoạn ứng dụng hệ thống giám sát môi trường (IoT) tại huyện Cần Giờ”. Hiện nay, mô hình đã hoàn thiện về xây dựng cơ sở vật chất và chuyển giao quy trình nuôi cho hộ nông dân Đinh Quang Soạn ở ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ với quy mô thực hiện là 7.550m2. Năng suất mô hình đạt 40 tấn/ha với kích cỡ tôm thu hoạch là 35 con/kg so với năng suất của mô hình nuôi truyền thống là 7-33 tấn/ha. Tổng doanh thu trên 3,9 tỷ đồng/năm, tổng lợi nhuận trên 1,4 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều thanh niên địa phương.

Năm 2022, Thành đoàn TP.HCM tiếp tc trin khai cuc vn đng gii thiu, bình chn gương đin hình “Công dân tr tiêu biu TP.HCM” năm 2022. T 112 h sơ ng c đến t 43 đơn v trên đa bàn thành ph, 12 cá nhân tiêu biu đã thuyết phc đưc Hi đng bình chn và đưc tuyên dương.

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021, anh Thắng đã có 4 mô hình áp dụng vào thực tiễn, kết quả sáng kiến đã làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho đơn vị ứng dụng với mức lợi nhuận từ 1,4 lên 1,8 tỷ đồng/năm.

Với những giải pháp, sáng kiến tiêu biểu, anh Thắng đã được trao tặng giải thưởng “Lương Định Của” năm 2022 của Trung ương Đoàn. Hiện nay, anh Thắng đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký 1 tiến bộ kỹ thuật cấp quốc gia đề nghị công nhận “Quy trình sản xuất nấm Nhộng trùng thảo trên môi trường không sử dụng nhộng tằm” đạt lợi nhuận 400 triệu đồng/năm. Anh Thắng đã thật sự phát huy được hết những giá trị làm lợi từ những sáng kiến rất thiết thực và mang lại những điều tích cực cho cuộc sống của người dân.

H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)