Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM: Tôn vinh những “Trái tim người thầy”

Tạp Chí Giáo Dục

Chào mng 37 năm Ngày Nhà giáo Vit Nam 20-11, sáng 13-11 Công đoàn Giáo dc TP.HCM đã t chc chương trình giao lưu “Trái tim ngưi thy” nhm tôn vinh 130 cán b qun lý, giáo viên ch nhim gii tiêu biu đã n lc đóng góp trong s nghip trng ngưi ca ngành giáo dc TP.

Ông Nguyn Văn Hiếu (Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM) trao phn thưng cho nhng giáo viên đưc tôn vinh danh hiu “Trái tim ngưi thy”

130 “bông hoa” trong vưn hoa giáo dc

Là người “mở màn” của chương trình giao lưu, cô Nguyễn Thị Hồng Phượng (sinh năm 1991, giáo viên Trường Mầm non Long Trường) chia sẻ về những tháng ngày hạnh phúc khi làm cô giáo mầm non, bên tiếng cười trong trẻo, hồn nhiên của trẻ thơ. Kể về kỷ niệm trong việc giáo dục một học sinh bị tăng động tên Hồng Giàu, cô Phượng cho biết những ngày đầu thường bị em cấu, cắn khiến cô không khỏi lo lắng. Lúc này Ban Giám hiệu nhà trường đã khuyến khích cô giáo cố gắng giúp đỡ em. Bằng cách của mình, cô giáo trẻ đã chiều chuộng tất cả những điều em muốn, ngồi kế em khi ăn cơm, nằm kế em khi ngủ trưa, khuyến khích các bạn chơi với em, dạy em những kỹ năng tự phục vụ… Nhờ sự nỗ lực của cô giáo cùng với sự phối hợp của gia đình, Hồng Giàu dần dần biết chơi với bạn, không quấy rối trong lớp cũng như ở nhà, biết tự soạn sách vở khi đi học, lúc đến lớp không còn khóc nhè như trước. Trong buổi tổng kết năm học, học trò nhỏ của cô giáo Phượng đã tự tin lên lãnh thưởng trước sự ngạc nhiên của các giáo viên cùng trường và những giọt nước mắt hạnh phúc của cha mẹ em. Cô bé Hồng Giàu hiện đang là học sinh lớp 7, ngoan ngoãn và rất chăm học.

Theo kinh nghiệm chủ nhiệm của thầy Thạch Trung Tuấn (sinh năm 1991, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn, quận 8), giáo viên chủ nhiệm tựa như sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình. Khi giáo viên nắm bắt được tâm lý của học sinh, nhất là đối với học sinh chưa chuẩn mực thì rất cần sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng chung tay giúp đỡ, “uốn nắn” các em. Theo thầy Tuấn, sự kết hợp này như cái kiềng ba chân và đặc biệt quan trọng đối với bậc tiểu học, vì đây là giai đoạn giúp các em hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho từng cá nhân học sinh.

Gắn bó với nghề giáo hơn 15 năm qua, cô Phạm Thị Thanh Nhung (sinh năm 1982, giáo viên Trường THCS Nguyễn An Khương, Hóc Môn) nói rằng mỗi ngày đi về 20km từ Củ Chi để đến trường tuy đường có xa, nhưng có sá gì với niềm hạnh phúc có được là từng ngày đồng hành bên các em học sinh ngoan ngoãn, chăm học. Ngay cả khi đã ra trường hơn 10 năm, vào các dịp lễ tết các em vẫn tranh thủ về thăm, hoặc gọi điện chúc mừng khiến cô thấy lòng mình ấm áp. Theo cảm nghiệm của cô Phạm Thị Phương Linh (sinh năm 1982, Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Phó Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Trần Văn Giàu), được phân công chủ nhiệm lớp 12 là niềm may mắn và hạnh phúc khi được chứng kiến các em trưởng thành mỗi ngày. Cô Linh cho rằng: “Trái tim của thầy giáo, cô giáo không chỉ chứa chan tình yêu thương cho học trò, mà còn đong đầy tinh thần trách nhiệm, lối sống gương mẫu nhằm góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh. Niềm hạnh phúc và trách nhiệm của thầy cô chính là trọng trách thiêng liêng mà không có loại máy móc nào trong thời công nghệ số có thể thay thế được”.

Thiêng liêng “Trái tim ngưi thy”

Phát biểu tại chương trình giao lưu, bà Nguyễn Thị Gái (Chủ tịch Công đoàn Giáo dục TP) khẳng định: “Trái tim người thầy không chỉ là danh hiệu cho một cá nhân, mà là sự ghi nhận của xã hội, của nhân dân và là tấm gương sáng, là sự minh chứng dù khó khăn đến đâu, noi theo lời Bác dạy, các nhà giáo của TP.HCM vẫn ngày đêm nỗ lực đổi mới, sáng tạo và thi đua dạy tốt – học tốt. Những trái tim người thầy hôm nay sẽ tiếp thêm lửa và niềm tin để từng cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trong từng ngôi trường và trước hết là những thầy cô giáo trẻ noi theo”. Theo Chủ tịch Công đoàn Giáo dục TP Nguyễn Thị Gái, 130 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh là những nhà giáo không ngừng nâng cao nhận thức về trách nhiệm của bản thân; thực hiện nghiêm túc và sáng tạo trong sự nghiệp trồng người; luôn nỗ lực giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách, thực hiện dân chủ và công bằng với học sinh. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo cũng không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nỗ lực vượt lên mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình hội nhập và phát triển của TP cũng như cả nước.

Bà Nguyễn Thị Gái (Chủ tịch Công đoàn Giáo dục TP) trao phần thưởng cho những giáo viên được tôn vinh tại chương trình giao lưu

Cũng tại buổi giao lưu, ông Nguyễn Văn Hiếu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) bày tỏ: “Thay mặt lãnh đạo Sở GD-ĐT, tôi xin tri ân và ghi nhận nỗ lực và công sức của 130 thầy cô giáo và các đơn vị trường học đã ngày đêm thầm lặng cống hiến, hy sinh cho các thế hệ mầm non, thế hệ tương lai của đất nước. Tôi mong rằng tất cả các thầy cô giáo hãy tiếp tục lan truyền tinh thần rèn luyện dạy tốt và truyền lửa này cho thầy cô giáo ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP, làm cho phong trào dạy tốt học tốt ngày càng lan tỏa”. Ông Hiếu cũng chia sẻ, TP.HCM nhiều năm liền luôn là TP đứng đầu ở tất cả các ngành học, các bậc học là nhờ nỗ lực rất lớn của các thầy cô giáo. Hiện nay toàn ngành đang hướng đến mục tiêu đưa giáo dục TP vươn lên tầm của khu vực theo chỉ đạo và kỳ vọng của Bộ GD-ĐT cũng như TP.HCM. Do đó, các thầy cô giáo cần đầu tư hơn nữa về phương pháp dạy học, về khả năng tiếp cận cho học sinh của mình một cách hiện đại. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành giáo dục đang đứng trước đợt đổi mới căn bản, toàn diện của cả nước. “Tôi tin rằng với niềm tin và năng lực của đội ngũ giáo viên TP, việc đổi mới giáo dục của nước ta, và đặc biệt ở TP.HCM sẽ thành công trong thời gian sắp tới”, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Văn Hiếu kỳ vọng.

Bài, ảnh: Bích Vân

 

Bình luận (0)