Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM và TP.Hà Nội: Cùng kết nối, sẻ chia kinh nghiệm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mi đây Công đoàn ngành giáo dc TP.HCM đã t chc chương trình hp mt giao lưu trao đi kinh nghim vi Công đoàn ngành giáo dc TP.Hà Ni. Chương trình din ra trong không khí thân tình vi nhng chia s kinh nghim thc tin gia hai đơn v. Qua đó nhm giúp cho hot đng công đoàn ngày càng đem đến nhiu li ích thiết thc cho đi sng giáo viên (GV) cũng như hc sinh (HS).

Chương trình giao lưu là s kết ni trong hot đng công đoàn gia Công đoàn ngành giáo dc TP.HCM và Hà Ni

Nhng hot đng thiết thc

Điểm nhấn mở đầu của chương trình giao lưu là phần giới thiệu những hoạt động nổi bật của công đoàn ngành với những nỗ lực chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho nhà giáo – người lao động ở TP.HCM cũng như TP.Hà Nội. Cách thực hiện ở mỗi đơn vị dù có nét riêng đặc trưng, nhưng đều tập trung vào các hoạt động trọng yếu như thực hiện tốt phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt”, “Giỏi việc trường – đảm việc nhà”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…

Bên cạnh các hoạt động công đoàn nổi bật của ngành, là phần trao đổi kinh nghiệm và những sáng kiến hay về hoạt động công đoàn của các đơn vị cơ sở. Trong đó có nhiều bài học kinh nghiệm sáng tạo và bổ ích. Cụ thể, trên địa bàn TP.Hà Nội, tiêu biểu là Trường THPT Cổ Loa, công đoàn cơ sở có truyền thống tổ chức phong trào đỡ đầu cho HS khó khăn từ nhiều năm qua. Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hạnh cho biết, GV đỡ đầu không chỉ khuyến khích HS về tinh thần, mà còn chăm lo cả về vật chất (hỗ trợ tiền học, tiền ăn, dụng cụ học tập, dạy kèm miễn phí…). Nhờ được thầy cô đỡ đầu tận tình, nên nhiều HS đã vượt khó học giỏi, đặc biệt có em đậu thủ khoa. Nếu Trường THPT Cổ Loa “nổi tiếng” về phong trào đỡ đầu HS khó khăn, thì Trường THPT Yên Hòa cũng duy trì công tác này một cách thường xuyên từ đầu năm học. Cô Nguyễn Thị Nhàn (Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Yên Hòa) cho biết, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phát động phong trào đỡ đầu bằng cách vận động GV đăng ký tình nguyện làm người đỡ đầu. Sau đó lập danh sách những HS cần đỡ đầu trong từng lớp. Các em HS không chỉ được kèm học, mà còn được người đỡ đầu hỗ trợ học bổng hàng tháng, tặng xe đạp đến trường, thậm chí lo từng cái ăn cái mặc hàng ngày.

Tương tự như ở Hà Nội, các trường học trên địa bàn TP.HCM cũng có nhiều sáng kiến nổi trội trong các hoạt động công đoàn. Cô Kiều Nguyệt Hồng Liên (Chủ tịch Công đoàn Trường THPT An Lạc) cho biết, công đoàn đơn vị không chỉ nỗ lực chăm lo cho công đoàn viên tại cơ sở, mà còn tích cực hưởng ứng tất cả các hoạt động do công đoàn ngành phát động như các hoạt động văn thể mỹ, hỗ trợ áo dài cho GV vùng xa, giúp đỡ HS hải đảo, hỗ trợ GV về hưu hoặc khi đau bệnh… Ở Trung tâm GDTX tiếng Hoa, Giám đốc trung tâm Tiền Mỹ Tú khẳng định: “Bên cạnh việc tham gia các hoạt động của công đoàn ngành, công đoàn cơ sở còn tích cực dịch tài liệu sang tiếng Hoa để tuyên truyền, giáo dục về chính trị tư tưởng cho các công đoàn viên (đa phần là người gốc Hoa)”.

Tng 1 cây vàng cho mi thy cô giáo v hưu

Trong phần chia sẻ kinh nghiệm của các trường ở TP.HCM, Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Marie Curie Nguyễn Trần Khánh Bảo đã khiến cho các tham dự viên hào hứng tán thưởng trước sáng kiến “có một không hai” khi công đoàn tham mưu cho ban giám hiệu xây dựng truyền thống “tặng 1 cây vàng cho mỗi thầy cô giáo về hưu”. Vì trường có gần 200 CB-GV-CNV, đặc biệt trong năm 2014 có đến 10 GV về hưu nhưng nhà trường vẫn nỗ lực duy trì truyền thống đó. Không những thế, mỗi tổ bộ môn còn tặng 1 chỉ vàng và 1 sổ tiết kiệm cho các GV về hưu, như là những kỷ vật để thầy cô mãi nhớ về mái trường thân yêu, nơi đã cống hiến những tháng năm tuổi xuân của cuộc đời. Để làm được những việc ý nghĩa này, thầy Bảo cho biết công đoàn trường đã vận động mạnh thường quân ủng hộ và đặc biệt là tập thể CB-GV-CNV luôn đồng tâm nhất trí, đoàn kết, tiết kiệm trong mọi hoạt động, nhằm tạo nguồn thu nhập tăng thêm. Để động viên các GV nâng cao trình độ, công đoàn trường còn tham mưu tặng 3 triệu cho GV hoàn thành chương trình cao học hoặc bằng B Anh văn. Cũng từ năm 2014, nhà trường còn tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” nhằm hỗ trợ con em của CB-GV-CNV trong đơn vị và những HS khó khăn, bằng suất học bổng 300 ngàn đồng/tháng cho HS từ lớp 10 đến lớp 12.

Kết thúc chương trình giao lưu, bà Trần Thị Thu Hà (Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội) khẳng định, sự kiện này không chỉ tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai đơn vị Công đoàn Giáo dục của hai TP lớn, mà còn là cơ hội để cho các thành viên đoàn Hà Nội tiếp cận những sáng kiến rất bổ ích và thiết thực trong hoạt động Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM nói chung và các cơ sở trường học nói riêng. Bà Nguyễn Thị Gái (Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục TP.HCM) cũng kỳ vọng: “Cuộc gặp gỡ sẽ giúp cho mối gắn kết tình thân ngày càng khắng khít giữa hai đơn vị công đoàn ngành ở hai TP lớn, vốn có rất nhiều điểm tương đồng, từ quy mô trường lớp cũng như đội ngũ. Hy vọng đây cũng là sự kết nối không chỉ trong kinh nghiệm công tác công đoàn, mà còn có sự liên kết trong công tác quản lý, chuyên môn, cũng như các hoạt động xã hội từ thiện khác”.

Bài, ảnh: Bích Vân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)