Sự kiện giáo dụcTin tức

Cộng đồng doanh nghiệp người Việt ở nước ngoài trong việc thúc đẩy đưa hàng hóa thực hiện truy xuất

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình Điểm hẹn kiều bào

Sáng 6-7, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức Chương trình Điểm hẹn kiều bào với chủ đề:  “Vai trò cộng đồng doanh nhân người Việt ở nước ngoài trong hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa cho các đơn vị trên địa bàn TP tham gia thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND”.

Từ 2,7 triệu người năm 2003, đến nay cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng 6 triệu người, với tốc độ tăng khoảng 5%/năm, độ bao phủ rộng (kiều bào hiện đang sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, trên 80% ở các nước phát triển). Với mục tiêu xây dựng một địa chỉ giao lưu kết nối cho cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước tương tác, gắn kết, hợp tác với nhau cùng với sự đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn TP cùng chung tay đóng góp vào sự phát triển chung của TP.HCM gắn với các hoạt động thường niên tại địa điểm “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh – Điểm hẹn kiều bào”.

Bà Vũ Thị Huỳnh Mai – Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM phát biểu tại chương trình

Tại chương trình, các đại biểu đã cùng trao đổi làm rõ các thông tin, về quy định truy xuất nguồn gốc hàng hóa của Việt Nam với các quy định của quốc tế, thuận lợi của những doanh nghiệp đã đăng ký truy xuất hàng hóa khi tham gia thị trường quốc tế và vai trò đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp người Việt ở nước ngoài, trong việc thúc đẩy đưa hàng hóa đã thực hiện truy xuất và những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng.

Hiện nay sự quan tâm của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở chất lượng hay mẫu mã sản phẩm, mà còn gồm cả thông tin liên quan tới quá trình tạo ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến khách hàng cuối cùng, nhất là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như dược phẩm, thực phẩm, đồ uống… Vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã, đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc. Trên thế giới, truy xuất nguồn gốc đã được thực hiện rộng rãi nhằm hướng tới sản xuất và thương mại văn minh.

Các đại biểu thảo luận về các khó khăn, thuận lợi đối với việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa trên địa bàn thành phố

Trên thị trường còn rất nhiều sản phẩm chưa thực hiện truy xuất nguồn gốc và nhiều cách truy xuất nguồn gốc chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. Nhận thức được vai trò của truy xuất nguồn gốc hàng hóa nói chung đối với doanh nghiệp và người dân, hoạt động này đang được các cơ quan chức năng trên địa bàn TP triển khai nhanh chóng. Qua đó, khi thông tin về sản phẩm được niêm yết công khai, rõ ràng và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về thông tin sản phẩm thì đây sẽ là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa TP trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế.

Với vai trò cơ quan quản lý nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn TP và nhiệm vụ vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng hóa trên địa bàn TP và đặc biệt chú trọng các sản phẩm đã thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng trên địa bàn TP. Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP chủ động phối hợp triển khai thực hiện và thông tin, phổ biến về kế hoạch triển khai quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn TP gắn với hoạt động tại “Không gian văn Hồ Chí Minh – Điểm hẹn kiều bào”.

Đến tham dự chương trình, ông Danny Võ Thành Đăng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết: “Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đưa hàng hóa TP ra thị trường quốc tế, tôi nhận thấy Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP đang triển khai nhiều giải pháp, như: xây dựng dữ liệu về nguồn hàng hóa TP đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng tại các thị trường quốc tế; thiết lập mạng lưới doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài từ đó thúc đẩy kênh phân phối tại thị trường các nước song song đó là tận dụng hệ thống kênh phân phối sẵn có của kiều bào và phát huy tối đa lợi thế của công nghệ thông tin, tham gia các sàn thương mại điện tử xuyên quốc gia để hàng hóa TP nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng trên thế giới.

Tuy nhiên tôi nhận thấy yếu tố đầu tiên trước khi nói đến câu chuyện đưa hàng hóa xuất khẩu thì đó là chất lượng sản phẩm và niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm đó”.

Thủy Phạm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)