Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Công dụng của các loại rau, quả “nặng mùi”

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Không phải ai cũng ăn được những thực phẩm có mùi khó chịu. Thế nhưng, chính những thực phẩm loại này lại rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ.

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

1. Sầu riêng: Giảm đau bụng kinh

Thông thường, sầu riêng có mùi nồng, rất khó ngửi nhưng nó có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Sầu riêng có tính ấm, hỗ trợ máu lưu thông nhanh, giúp chị em giảm đáng kể bệnh đau bụng vào ngày đầu kinh nguyệt.

Mặc dù sầu riêng có nhiều ưu điểm, được mệnh danh là "vua các loại quả” nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là khi ăn nhiều sẽ khiến thân nhiệt tăng đột ngột, gây bí bách, khó chịu. Vì vậy khi ăn sầu riêng, nên bổ sung các loại trái cây như lê, dưa hấu… để cân bằng nhiệt độ cơ thể.

2. Tỏi: Kháng khuẩn và làm đẹp tóc

Tỏi là một gia vị cần thiết cho các bà nội trợ nhưng nhiều người lại ngại ăn tỏi vì chúng làm hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trên thực tế, tỏi có tác dụng chống ung thư hiệu quả, đặc biệt đối với phụ nữ. Nếu chịu khó ăn tỏi hàng ngày, sẽ giảm được bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tử cung.

Trong tỏi có chất allicin có khả năng chống các vi khuẩn, nấm có hại thường tồn tại ở âm đạo. Hơn nữa, nếu thường xuyên dùng tỏi sẽ tránh được bệnh viêm âm đạo mụn mủ (vaginitis).

Ngoài chức năng chống ung thư, chống huyết khối tĩnh/động mạch, ngăn ngừa tắc mạch máu, tỏi còn có tác dụng làm đẹp, cho bạn một mái tóc đen óng ả. Khi dùng tỏi giã dập hòa cùng nước trái cây, bôi nhẹ lên tóc sẽ làm cho tóc mượt mà và hạn chế bệnh rụng tóc đáng kể.

3. Cần tây: Chống loãng xương

Nhiều nghiên cứu dược phẩm cho thấy phụ nữ ngoài 40 tuổi rất dễ bị mắc chứng loãng xương, một phần do  thiếu canxi. Chính vì vậy nên bổ sung lượng canxi cần thiết và cả sinh tố B, giúp hệ thống xương khung chắc khỏe, tránh bệnh đau lưng.

Cần tây là một thực phẩm rất khó ăn sống vì nó có mùi ngai ngái. Ngoài tác dụng giảm cân, bổ máu, chúng còn giúp cơ thể hấp thu khoáng chất bảo vệ khung xương.
Ngoài ra, cần tây rất giàu chất sắt, canxi, kali, kẽm, vitamin A và vitamin C, có tác dụng lợi tiểu, duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu và phòng chống ung thư.

4. Mù tạt: Tạo hưng phấn

Nhiều chuyên gia cho rằng, mù tạt là loại gia vị mạnh, có khả năng kích thích  hưng phấn hơn trong “chuyện ấy” và làm máu lưu thông nhanh.

Trong mù tạt còn có hợp chất isothiocyanate, có tác dụng diệt khuẩn tức thì, ngăn ngừa sâu răng, phòng chống ung thư và điều trị bệnh suyễn hiệu quả.
Ngoài ra, mù tạt còn ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, hạn chế nguy hiểm của bệnh tim mạch vành.

5. Tỏi tây: Vị thuốc đông y

Tỏi tây có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm long đờm. Ngoài ra nó còn có tính chất bổ thần kinh, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể.

Trong tỏi chứa nhiều muối kiềm giúp lợi tiểu mạnh và các chất khoáng như Fe, Ca, P, Mg, Na, K, Mn, S, Si, và các vitamin B, C, nên rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, tỏi tây còn tốt cho việc điều trị các bệnh tim mạch và bệnh mạch não, trị phát ban, mụn nhọt, viêm bàng quang…   

Thu Huyền ( Dân trí)

Theo Sina

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)