Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cộng hưởng của lòng tốt

Tạp Chí Giáo Dục

Khi mình làm điu tt cho ngưi khác thì điu tt s đến vi mình. Bng cách nghĩ y, ch H Th Hương Tho 57 Ngô Thì Sĩ, qun Ngũ Hành Sơn (Đà Nng) đã vưt qua mi khó khăn, m nhà hàng kinh doanh các dch v café, ăn ung… đ giúp đ, to vic làm cho nhng mnh đi không may b khuyết tt và sinh viên đng bào thiu s


Dù khuyết tt đôi chân, ch Tho vn vng vàng làm đim ta cho nhiu mnh đi kém may khác

t qua chính mình

Nhà hàng Happy Heart (tạm dịch Trái tim vui vẻ) nằm gần đầu con đường Ngô Thì Sĩ, cách biển không xa. Không gian quán được chủ nhân bố trí gần gũi và thân thiện. Đón tôi sau cuộc hẹn qua điện thoại là một người phụ nữ thân hình nhỏ nhắn, đôi chân tật nguyền cắt cụt phải đi nạng. Nhưng ở chị luôn toát lên sự tự tin và vui vẻ.

“Tròn 20 năm kể từ ngày tôi được ra Đà Nẵng thực hiện ca phẫu thuật cắt chân cho đến bây giờ, khi tự mình đứng trên đôi chân này, tự kiếm sống, tự lập… là cả một hành trình dài. Trên hành trình ấy, tôi chỉ có niềm tin và sự cố gắng để làm điểm tựa”, chị Thảo kể.

Quê ở xã Đại Quang, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam). Năm 1981, cô bé Thảo cất tiếng khóc chào đời cũng khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Lên 6 tuổi, đôi chân của Thảo bỗng trở nên teo tóp sau một trận ốm. Chuỗi ngày rong chơi của cô bé vô tư hồn nhiên cùng chúng bạn kết thúc từ đó. Thảo trở thành người khuyết tật đôi chân. Chị bảo: “Hồi đấy, bạn bè đi học, mình thèm lắm. Mình đòi ba mẹ đến trường nhưng với tình trạng sức khỏe thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà, hết mẹ đến ba phải chăm sóc nên chuyện đi học gặp nhiều khó khăn. Bù lại, ba tôi vốn là giáo viên, ông đã tìm cách dạy chữ, mua sách báo cho tôi đọc”.

Năm 2001, chị Thảo bắt đầu một hành trình khác – hành trình chấp nhận sự khuyết đi của đôi chân để thay bằng đôi chân giả và cặp nạng. Năm đó Thảo tròn 20 tuổi. Không mãi để ba mẹ lo lắng, sau cuộc phẫu thuật cắt chân, Thảo khăn gói ra Đà Nẵng để tìm việc làm. “Mình đi chỉ với lời hứa của một người tốt bụng rằng sẽ cho ở khu trọ miễn phí cùng các em sinh viên nghèo”, chị Thảo nói. Cắt dán phong bì đựng ảnh cho các tiệm ảnh là việc làm đầu tiên chị kiếm được thu nhập. Miệt mài cả ngày đêm, hết cắt rồi lại xếp nếp giấy làm sao cho thẳng và dán lại… mỗi ngày cũng chỉ kiếm được vài ngàn bạc lẻ, tằn tiện chi phí mua cơm. “Đó là một chặng đường đầy chông chênh trong cuộc đời tôi, vừa phải kiếm việc làm để tập tính tự lập vừa phải trở lại bệnh viện nhiều lần mới hoàn thiện được đôi chân. May mắn, bên tôi luôn có bạn bè cùng đồng hành, hỗ trợ”, chị Thảo bộc bạch.


Ch
 H Th Hương Tho đang dy min phí ngôn ng ký hiu cho nhân viên mi

t qua muôn vàn khó khăn gia thi bui dch bnh kéo dài, ch Tho vn vng vàng trên đôi chân khiếm khuyết ca mình đ làm đim ta cho nhng mnh đi kém may. Ch nói, ch mun tr thành mt ngưi bn đng hành cùng h trên chng đưng khó khăn đ giúp h đ ngh lc và có đng lc đ hòa nhp vi cuc sng vn nhiu lo toan. Ch luôn tin, khi lòng tt trao đi thì s nhn v nhng điu tt đp. Cuc sng ch cn s cng hưng như thế đ làm nên hnh phúc.

Bản thân không may khuyết tật, trải qua nhiều vất vả nên chị Thảo luôn nhen nhóm trong mình ước mơ sẽ làm được một điều gì đó để hỗ trợ những mảnh đời kém may khác. Năm 2005, giữa bộn bề khó khăn, chị gặp được vợ chồng bà Kathleen Huff, người Mỹ. Bà Kathleen Huff mở một tiệm bánh, cà phê để giúp cho trẻ khuyết tật tại Đà Nẵng. Từ làm quen rồi dần trở thành nhân viên chính thức của cửa tiệm. Chị Thảo kể, ban đầu chị tham gia như người hỗ trợ một số công việc nhỏ cho bà Kathleen. Vốn siêng năng, chăm chỉ và kỹ tính trong từng chi tiết nhỏ, bà Kathleen đã đề nghị chị trở thành nhân viên chính thức. “Để làm việc được với các bạn nhân viên khuyết tật câm điếc, mình phải học ngôn ngữ ký hiệu, rồi cả học tiếng Anh để giao tiếp với ông bà chủ và du khách nước ngoài. Đêm, chị miệt mài viết chữ lên giấy, tập đọc từng chữ một. Sáng mai đến quán sẽ giao tiếp với khách, nếu chị nói khách không hiểu thì chị lại viết ra giấy và nhờ khách phát âm dùm… Cứ thế vốn liếng kinh nghiệm, tiếng Anh cứ tăng dần lên… Chị từ nhân viên bình thường được đề đạt lên làm chăm sóc khách hàng, đào tạo cho các thành viên mới đến nhận việc. Tới tận thời điểm ấy, dù chưa thật sự ổn định nhưng con đường tự lập hướng về phía trước của chị đã có ánh sáng.

Xây ưc mơ vì ngưi kém may

Năm 2015, vì lý do sức khỏe, vợ chồng bà Kathleen Huff trở về Mỹ. Hệ thống nhà hàng vì nhiều lý do khách quan không tiếp tục hoạt động. Chị Thảo nói, thời điểm ấy để đi xin việc với chị không khó nhưng thương các bạn nhân viên khuyết tật không biết sẽ làm gì sau khi nghỉ việc. Chị quyết định chia sẻ tâm tư của mình và nhận được sự đồng ý của một người bạn. Nhà hàng Happy Heart được thành lập ngay sau đó. “Cũng vô cùng chật vật, khó khăn nhưng ngay cả như thế tôi vẫn luôn nghĩ đến các em, muốn đứng vững để làm điểm tựa cho các mảnh đời kém may như mình”, chị Thảo trải lòng.

Hai năm trước, chị chuyển nhà hàng từ quận Hải Châu về khu phố Tây – An Thượng (quận Ngũ Hành Sơn). Nhà hàng của chị có 5 nhân viên khuyết tật câm điếc và 1 sinh viên đồng bào thiểu số. Em H’Lyza Niê, quê ở Đắk Lắk – cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng chia sẻ: “Em xin vào làm việc tại nhà hàng đã 1 năm nay. Ở đây, em không chỉ có công việc mà còn có cơ hội trau dồi vốn tiếng Anh thông qua du khách nước ngoài đến quán”.

Ở quán, chị trở thành người kết nối, là đôi tai của họ. Không chỉ vậy, du khách nước ngoài đến quán đều trở lại khi có dịp. Họ xem chị người người thân ở trên xứ lạ. Ốm đau gì họ đều nhờ chị liên hệ bác sĩ. Hôm tôi đến, chị Thảo đang hướng dẫn ngôn ngữ ký hiệu cho một thanh niên khuyết tật câm điếc vừa đến quán xin việc. “Để giúp em ấy hòa nhập, tôi phải bố trí thời gian để dạy ngôn ngữ ký hiệu và cho em ấy làm quen, trước khi bắt đầu một công việc thực sự nghiêm túc”, chị Thảo nói.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)