Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia, công ngh là “chìa khóa” thúc đy doanh nghip phát trin, nn tng cho chuyn đi s và là xu hưng tt yếu giúp doanh nghip ci tiến hot đng sn xut, kinh doanh giai đon hu dch Covid-19.


Doanh nghip công ngh gii thiu các gii pháp công ngh ti Sàn giao dch công ngh sinh hc do S Khoa hc – Công ngh TP.HCM t chc

Nhiu gii pháp cho lĩnh vc y dưc và công ngh sinh hc

Bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) cho biết, với mong muốn đóng góp vào công tác hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19, phục hồi kinh tế, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM đã tổ chức chương trình “Tìm kiếm và kết nối các giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó dịch Covid-19 tại TP.HCM năm 2021” (His – Covid 2021). Chương trình nhằm kêu gọi sự chung tay đóng góp ý tưởng, giải pháp của cộng đồng xã hội về đổi mới sáng tạo hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời giúp phục hồi kinh tế thành phố, tạo đà phát triển bền vững trong bối cảnh hiện tại. Đây cũng là cơ hội để các cá nhân, tổ chức tìm ra con đường dài hơi hơn cho các giải pháp, công nghệ của mình.

Bà Vân thông tin thêm, ở chương trình His – Covid 2021, qua hội thảo kết nối lần thứ nhất đã giới thiệu các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin với sự quan tâm, tham gia và đặt hàng từ các sở/ban/ngành, quận/huyện và doanh nghiệp. Còn tại hội thảo kết nối lần thứ hai, có 9 giải pháp đã hoàn thiện và sẵn sàng chuyển giao cho lĩnh vực y dược. Các doanh nghiệp cũng mong muốn giới thiệu đến cộng đồng và kết nối ứng dụng các giải pháp tốt nhất vào thực tế. “Đây là những giải pháp công nghệ được xây dựng, thiết kế không chỉ nhằm phục vụ trong giai đoạn dịch bệnh mà còn trong giai đoạn chuyển sang trạng thái bình thường mới và chuyển đổi số sau đó. Các cơ sở y tế, bệnh viện, công ty dược phẩm, các quận/huyện trên địa bàn thành phố, Sở Khoa học – Công nghệ các tỉnh/thành có thể xem xét và lựa chọn để triển khai tại đơn vị”, bà Vân đề nghị. Được biết, các giải pháp này được chọn lọc từ 20 giải pháp công nghệ đổi mới sáng tạo phục vụ công tác phòng chống dịch như: Thiết bị phun khử khuẩn, bộ lọc vi tĩnh điện, tủ sát khuẩn trong không gian kín; giải pháp CovidPass – Chứng nhận số xét nghiệm Covid-19 trên nền tảng công nghệ Blockchain…

Bên cạnh các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực y dược, giải pháp công nghệ cho lĩnh vực sinh học cũng được phát triển mạnh. Theo bà Vân, trong những năm gần đây, năng lực nghiên cứu và triển khai công nghệ sinh học tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đã có những thành tựu nổi bật. Cụ thể, đã có nhiều công trình nghiên cứu công nghệ cao được thế giới công nhận và nhiều công nghệ đã được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đề ra, cần có sự triển khai đồng bộ của các cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực sản xuất và đời sống.

Hàng năm, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM đều tổ chức Sàn giao dịch công nghệ sinh học nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đưa sản phẩm từ các viện nghiên cứu, trường ĐH, doanh nghiệp ra thị trường, phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng Sàn giao dịch công nghệ sinh học năm 2021 (tổ chức trực tuyến ngày 25 và 26-11) có hơn 170 sản phẩm đến từ 60 doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu được giới thiệu.

Doanh nghip cn kết ni, h tr và tư vn

Tại hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi số để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19” do Hội Tin học TP.HCM (HCA) phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Phạm Anh Tuấn chia sẻ, Chính phủ đang quan tâm tập trung vào chương trình phục hồi kinh tế với 4 mảng chính là công tác phòng chống đảm bảo sống chung với dịch an toàn, linh hoạt; vấn đề an sinh; phục hồi sản xuất cho các doanh nghiệp; đầu tư công. Theo ông Tuấn, để phục hồi sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chủ động đầu tư công nghệ, tiến tới chuyển đổi số trong đơn vị. Đề cập đến giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ông Tuấn đánh giá cao ý tưởng của Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM về việc tìm kiếm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. “Thời điểm chưa có dịch, các doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng đã giới thiệu nhiều giải pháp công nghệ mới, tuy nhiên để được quảng bá, kết nối và chuyển giao thì cần phải có sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó quan trọng nhất là sự tiên phong của doanh nghiệp”, ông Tuấn nói. 

“Chính ph đang quan tâm tp trung vào chương trình phc hi kinh tế vi 4 mng chính là công tác phòng chng đm bo sng chung vi dch an toàn, linh hot; vn đ an sinh; phc hi sn xut cho các doanh nghip; đu tư công”, Th trưng B Thông tin – Truyn thông Phm Anh Tun cho biết.

Đại diện Trung tâm Thông tin và Thống kê – CESTI (Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) cho biết, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ hiệu quả, trung tâm đã xây dựng chương trình “Kết nối ý tưởng”. Đây là một trong hai mô hình của chuỗi hoạt động “Cà phê công nghệ”, với mong muốn giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với nhiều chuyên gia, đơn vị cung ứng để được tư vấn các giải pháp công nghệ phù hợp với năng lực sản xuất.

TS. Nguyễn Ngọc Quân (Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ số, TP.HCM) nhận định, giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp thì rất nhiều, tuy nhiên việc chuyển giao, ứng dụng tại doanh nghiệp còn nhiều trở ngại. “Là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, chúng tôi mong muốn cùng cộng đồng thúc đẩy ứng dụng khoa học – công nghệ trong công tác phòng chống dịch và thích ứng với trạng thái bình thường mới”, ông Quân nói.

Cũng theo ông Quân, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với giải pháp công nghệ, các quận/huyện tại TP.HCM cần sớm thành lập văn phòng tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo để lan tỏa mạnh hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. “Quận Phú Nhuận vừa thành lập văn phòng này hồi đầu tháng 12. Đây sẽ là nơi kết nối, hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp tốt nhất về những giải pháp công nghệ mà doanh nghiệp đang cần”, ông Quân kỳ vọng.

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tính đến tháng 11-2020, cả nước có gần 550 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ. Riêng tại TP.HCM, hiện có 106 doanh nghiệp khoa học công nghệ được cấp giấy chứng nhận cho mô hình hoạt động này.

Bài, ảnh: Anh Trn

Bình luận (0)