Vừa qua, báo chí đã phản ánh về kết quả chung rất thấp của điểm thi tuyển sinh đại học năm nay, đặc biệt của môn sử và môn toán. Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân của tình trạng trên. Tôi xin góp một vài phân tích để làm rõ thêm.
Chúng tôi xin tập trung phân tích sâu về khoa học đo lường trong giáo dục và công nghệ ra đề thi. Kết quả điểm thi rất thấp trong năm nay không chỉ ở môn sử. Trên cả nước khối A không có điểm tuyệt đối, chỉ khoảng 30% thí sinh khối A đạt trên trung bình môn toán. So với các năm vừa qua, kết quả điểm tuyển sinh thấp có tính “đột biến”, như vậy nguyên nhân chính của hiện trạng không thể ở chương trình, cách dạy, cách học… mà là ở đề thi.
Thi cử: Mệt mỏi! Ảnh: GIANG HUY |
Một kỳ thi mà mục tiêu là cung cấp kết quả cho mọi trường đại học sử dụng để tuyển sinh theo các trình độ khác nhau thì dải điểm thi phải trải rộng, nói theo ngôn ngữ chuyên môn thì đồ thị phân bố điểm thi phải có dạng hình chuông trải rộng và đối xứng. Khi bắt đầu kỳ thi “3 chung”, vào năm 2002 phân bố điểm thi tổng cộng có đỉnh cực đại ở điểm 3 (trên dải 30 điểm) và thống kê số học sinh đạt điểm tổng cộng trên điểm 15 trung bình chỉ có 13%. Sau đó Cục Khảo thí cố chỉ đạo ra đề thật “dễ” để đẩy cực đại về phía điểm cao.
Chất lượng kết quả thi thu được không ổn định, rất may rủi chính vì công nghệ đo lường đánh giá trong giáo dục đã không được sử dụng đầy đủ trong quá trình ra đề thi. Nếu sử dụng đúng công nghệ, có thể điều khiển được việc làm đề thi sao cho phân bố điểm thi có dạng hình chuông đối xứng và trải rộng.
Mỗi loại đề có ưu điểm và nhược điểm xác định. Ưu điểm của đề trắc nghiệm là cho đánh giá một phạm vi rộng kiến thức, giảm thiểu học tủ, nhưng nhược điểm là không đánh giá được khả năng diễn đạt và hạn chế trả lời tự do. Đề tự luận – ngược lại – đánh giá được khả năng diễn đạt và cho phép trả lời tự do, nhưng phạm vi kiến thức đánh giá hẹp, dễ “trúng tủ, trật tủ”. Hơn nữa, nếu chất lượng của kỳ thi bằng trắc nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào đề thi, thì chất lượng của kỳ thi bằng đề tự luận phụ thuộc chủ yếu vào việc chấm bài.
Vì các đặc điểm nói trên, ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới, các kỳ thi quốc gia quy mô lớn đều sử dụng chủ yếu các đề trắc nghiệm và bổ sung một đề tự luận ngắn để đánh giá khả năng viết. Ở nước ta, cho đến nay các môn ngữ văn, sử, địa, toán đều dùng đề tự luận. Để tránh tính chủ quan của việc chấm điểm tự luận, người ta buộc phải quy định chấm bài bằng các đáp án tỉ mỉ để người chấm đếm ý cho điểm. Khi đáp án quá cứng nhắc, thực chất của việc chấm bằng cách đếm ý cho điểm sẽ biến bài tự luận thành một bài trắc nghiệm tồi, do đó ưu điểm của đề tự luận sẽ không còn.
Sự cố của kết quả môn sử vừa qua, mà đề thi thoạt nhìn nhiều người cho là “hay”, đã chứng tỏ điều đó: Có thí sinh trình bày khá tốt nhiều ý, nhưng chỉ bỏ sót một ý quy định thì bị điểm 0 cho câu hỏi! Việc kết quả rất kém của môn thi ngữ văn với đề thi “hay” của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm ngoái tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã chứng tỏ điều đó: Thang điểm cứng nhắc và trình độ thấp của người chấm điểm là nguyên nhân!
Nhiều nhà giáo dục tâm huyết đã nhiều lần góp ý với Cục Khảo thí – cơ quan của Bộ GDĐT chuyên trách việc này – về việc nên sử dụng đúng công nghệ ra đề thi, nhưng những người lãnh đạo cục trước đây đã bỏ ngoài tai. Kết quả là gần một thập niên qua, cục vẫn giẫm chân tại chỗ về công nghệ làm đề thi.
Chất lượng kết quả thi thu được không ổn định, rất may rủi chính vì công nghệ đo lường đánh giá trong giáo dục đã không được sử dụng đầy đủ trong quá trình ra đề thi. Nếu sử dụng đúng công nghệ, có thể điều khiển được việc làm đề thi sao cho phân bố điểm thi có dạng hình chuông đối xứng và trải rộng.
Mỗi loại đề có ưu điểm và nhược điểm xác định. Ưu điểm của đề trắc nghiệm là cho đánh giá một phạm vi rộng kiến thức, giảm thiểu học tủ, nhưng nhược điểm là không đánh giá được khả năng diễn đạt và hạn chế trả lời tự do. Đề tự luận – ngược lại – đánh giá được khả năng diễn đạt và cho phép trả lời tự do, nhưng phạm vi kiến thức đánh giá hẹp, dễ “trúng tủ, trật tủ”. Hơn nữa, nếu chất lượng của kỳ thi bằng trắc nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào đề thi, thì chất lượng của kỳ thi bằng đề tự luận phụ thuộc chủ yếu vào việc chấm bài.
Vì các đặc điểm nói trên, ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới, các kỳ thi quốc gia quy mô lớn đều sử dụng chủ yếu các đề trắc nghiệm và bổ sung một đề tự luận ngắn để đánh giá khả năng viết. Ở nước ta, cho đến nay các môn ngữ văn, sử, địa, toán đều dùng đề tự luận. Để tránh tính chủ quan của việc chấm điểm tự luận, người ta buộc phải quy định chấm bài bằng các đáp án tỉ mỉ để người chấm đếm ý cho điểm. Khi đáp án quá cứng nhắc, thực chất của việc chấm bằng cách đếm ý cho điểm sẽ biến bài tự luận thành một bài trắc nghiệm tồi, do đó ưu điểm của đề tự luận sẽ không còn.
Sự cố của kết quả môn sử vừa qua, mà đề thi thoạt nhìn nhiều người cho là “hay”, đã chứng tỏ điều đó: Có thí sinh trình bày khá tốt nhiều ý, nhưng chỉ bỏ sót một ý quy định thì bị điểm 0 cho câu hỏi! Việc kết quả rất kém của môn thi ngữ văn với đề thi “hay” của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm ngoái tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã chứng tỏ điều đó: Thang điểm cứng nhắc và trình độ thấp của người chấm điểm là nguyên nhân!
Nhiều nhà giáo dục tâm huyết đã nhiều lần góp ý với Cục Khảo thí – cơ quan của Bộ GDĐT chuyên trách việc này – về việc nên sử dụng đúng công nghệ ra đề thi, nhưng những người lãnh đạo cục trước đây đã bỏ ngoài tai. Kết quả là gần một thập niên qua, cục vẫn giẫm chân tại chỗ về công nghệ làm đề thi.
Đối với kết quả thấp của môn sử, các ý kiến về thiếu sót của sách giáo khoa, của việc giảng dạy đều có phần hợp lý, tuy nhiên nếu kết nối với hiện tượng phân ban C của phổ thông trung học bị học sinh bỏ trống thì vấn đề còn nghiêm trọng hơn. Nó thể hiện sự yếu kém của các ngành khoa học xã hội và nhân văn nước ta không chỉ ở chương trình phổ thông, mà còn ở cả các bậc học cao nhất cũng như ở hoạt động nghiên cứu. Tính nghiêm trọng của tình trạng này không chỉ tai hại đối với giáo dục, mà còn đối với nền tảng văn hóa chung của dân tộc. |
Theo laodong
Bình luận (0)