Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Công nghệ mới cho phép nhà ở tự hàn gắn sau đổ vỡ

Tạp Chí Giáo Dục

Vật liệu mới do Cơ quan Các dự án Nghiên cứu Cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) phát triển có thể cho phép ngôi nhà tự hàn gắn hoặc tự khôi phục sau những tác động mạnh như bão lũ.
DARPA đang triển khai dự án có tên ELM với trọng tâm là công nghệ tự hàn gắn cho phép các kỹ sư xây dựng có thể giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan.
Định hướng của ELM là xây dựng các cấu trúc tự phát triển để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Định hướng của ELM là xây dựng các cấu trúc tự phát triển để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Dự án ELM giải quyết 2 vấn đề chính trong lĩnh vực xây dựng: vận chuyển vật liệu tới địa điểm tập kết và duy trì cấu trúc và tự sửa chữa thiệt hại do tác động thời gian, mưa bão. Mục đích là kết hợp thuộc tính cấu trúc của vật liệu xây dựng truyền thống với đặc điểm thực thể sống.
ELM muốn kết hợp tính chất của vật liệu sinh học, chẳng hạn gỗ, với các cơ quan và mô cấu trúc dựng bằng kỹ thuật in 3D, rồi sau đó phủ lên các tế bào sống cho phép chúng mở rộng theo chủ ý. Đó là dạng vật liệu lai, bản thân không phải thực thể sống nhưng lại hỗ trợ và cung cấp cấu trúc cho các tế bào sống.
Nói tóm lại, định hướng của ELM là xây dựng các cấu trúc tự phát triển để phù hợp với nhu cầu thực tế. Lấy ví dụ mái nhà có thể điều khiển luồng không khí cho ngôi nhà thoáng mát, ống khói có thể tự hàn lại, các nền đường có thể tự hút dầu tràn hoặc dung dịch trơn trượt đổ ra.
Khi phát triển tới mức hoàn hảo, chương trình này có thể đóng gói vật liệu đặc biệt trong các thùng kín rồi sau đó gửi tới địa điểm xây dựng. Chỉ cần sau đó một thời gian, vật liệu sẽ tự nở ra và phát triển thành cấu trúc mong muốn nhờ sử dụng các tài nguyên tại chỗ.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)